TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

TỔ: VĂN – GDCD – T.ANH

 

KIỂM TRA

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút;

Ngày kiểm tra:……./…../…….

 

 

Họ, tên thí sinh:.......................................................................Lớp:….…….…

Mã đề thi 132

 

Học sinh chọn đáp án đúng nhất.

 

Câu 1:  Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A. Có. B. Không.

C. Tuỳ từng trường hợp. D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ:

A. Được toà án nhân dân ra quyết định.

B. Được UBND phường, xã, thị trấn cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

C. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.

D. Hai người chung sống với nhau.

Câu 16: Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết :  “... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật..”. Nội dung trên đề cập đến:

A. Công dân bình đẳng về quyền.                                

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vu.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.          

D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.

Câu 17: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. Các quy tắc quản lý nhà nước.

B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Trong các đặc trưng của pháp luật, đặc trưng nào được xem như là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?

A. Tất cả các đặc trưng B. Tính quyền lực, bắt buộc chung

C. Tính quy phạm phổ biến D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:

A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.

C. Tất cả các phương đều đúng.

D. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 5: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

                                                Trang 1/3 - Mã đề thi 132


 

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 6: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. Tất cả các phương án đều đúng.

Câu 7: Chủ thể của hợp đồng lao động là:

A. Người lao động và đại diện người lao động.

B. Người lao động và người sử dụng lao động.

C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. Tất cả phương án đều đúng.

Câu 8: Để quản lý xã hội, mỗi nhà nước cần phải xây dựng và ban hành……………áp dụng chung cho tất cả mọi cá nhân, tổ chức.

A. qui tắc xử sự đạo đức chung B. tín ngưỡng chung

C. phong tục, tập quán chung D. quy tắc xử sự chung

Câu 9: Chức năng của Nhà nước?

A. Cả A và B đều đúng

B. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội

C. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở

A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

C. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

D. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

Câu 11: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :

A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 12: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A. Các quy tắc xử sự chung được qui định cụ thể (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

B. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

C. Quy định các bổn phận của công dân.

D. Quy định các hành vi không được làm.

Câu 13: Pháp luật là?

A.  hệ thống các quy tắc chung do nhà nước ban hành

B.  hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

C.  hệ thống các qui tắc, chuẩn mực của xã hội

D.  hệ thống các quy tắc, chuẩn mực chung mang tính quy phạm, phổ biến

Câu 14: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời có..............nộp thuế nếu sản xuất và buôn bán hàng hoá.

A. chủ động. B. ý thức C. nghĩa vụ D. trách nhiệm.

Câu 15: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho các quy tắc, chuẩn mực chung của pháp luật được mọi người………trong thực tế.

                                                Trang 1/3 - Mã đề thi 132


 

A. áp dụng và thi hành B. thi hành và tuân thủ

C. áp dụng và tuân thủ D. thực hiện và tuân thủ

Câu 16: Biểu hiện của bình đẳng trong quan hệ vợ và chồng là:

A. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

D. Tất cả các phương án đều đúng.

Câu 17: Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:

A. Hiến pháp.

B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

C. Nguyện vọng của mọi công dân.

D. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.

Câu 18: Các đặc trực của pháp luật thể hiện ở?

A. tính quy phạm phổ biến, tính minh bạch chặt chẽ về hình thức, tính quyền lực bắt buộc chung.

B. tính thống nhất về mặt hình thức, tính quyền lực bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.

C. tính quy phạm phổ biến, tính chặt chẽ hình thức, tính quyền lực.

D. tính quyền lực, bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 19: Người  phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

A. Từ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 20: Các văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi diễn đạt phải……….., ……….để người bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy phạm pháp luật.

A. chính xác, một nghĩa B. rõ ràng, nhiều nghĩa

C. minh bạch, cụ thể D. trung thực, một nghĩa

 

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

 

                                                Trang 1/3 - Mã đề thi 132

nguon VI OLET