KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 SỐ 1

Họ và tên:……………………………………………Lớp:……………………………..

 

 

Câu 1: Amin thơm ứng với công thức phân tử C7H9N có mấy đồng phân?    A. 3       B. 4     C. 5    D. 6

Câu 2: Polime PVA được điều chế trực tiếp từ:

A. CH2=CHCOOCH3  B. CH2=CH-OH C. CH2=CH-Br D. CH2=CHOOCCH3.

Câu 3: Nguyên nhân gây ra tính bazo của amin là:

 A. Do amin tan nhiều trong nước.   

B. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.

 C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.

 D. Do nguyên tử N còn cặp electron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Câu 4: Tổng hợp 120 kg poli(metylmetacrylat) từ axit và ancol tương ứng, hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. Khối lượng của axit cần dùng là:

 A. 268 kg  B. 215 kg  C. 180,87 kg  D. 182,68 kg

Câu 5: Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng:

A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH  B. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2

C. H2N-(CH2)5-COOH   D. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH

Câu 6: X là hỗn hợp của 2 este đồng phân của nhau. ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi X nặng gấp 2 lần 1 lít khí CO2. Thủy phân 35,2 g X bằng 4 lít dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 44,6 g chất rắn khan. Biết 2 este do ancol no đơn chức và axit no kế tiếp tạo thành. Xác định tên của 2 este?

A. Metylaxetat, etylfomiat  B. propylfomiat, etylaxetat

C. Etylaxetat, metylpropionat     D. Propylfomiat, metylpropionat.

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng?

A. Tơ tằm, bông, len là polime thiên nhiên.  B. Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.

C. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit.  D. Chất dẻo không có nhiệt độ nóng chảy cố định.

Câu 8: M là một aminoaxit chứa một nhóm chức amino và 1 nhóm chức cacboxyl. Cho 1,335 g M tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,8825 g muối. M có CTCT:              

A. CH3-CHNH2-COOH   B. NH2-CH2-COOH

 B. CH3-CHNH2-CH2-COOH   C. CH3-CH2-CHNH2-COOH.

Câu 9: Hợp chất X có CTCT:  H2N-CH2-CO-NH-CH(CH­3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-COOH.

Khi thủy phân hoàn toàn X thu được mấy aminoaxit? A. 1  B. 4  C. 2  D. 3

Câu 10: Các aminoaxit có thể tác dụng đồng thời được với dãy chất nào sau đây?

A. dd NaOH, dd HCl, HNO2, HCOOH.  B. dd NaOH, dd Brom, CH3OH.

C. dd Ca(OH)2, dd thuốc tím, dd H2SO4.  D. dd H2SO4, dd HNO3, CH3­-O-C2H5.

Câu 11: Cứ 2 mắt xích của PVC phản ứng với 1 phân tử Clo tạo thành tơ clorin. Phần trăm khối lượng clo trong tơ clorin là:               A. 56,8%                            B. 66,7%                            C. 73,2%                            D. 79,7%

Câu 12: Khi cho quỳ tím vào dung dịch H2N-CH2-CH(NH2)-COOH thì quỳ tím

A. Đổi sang màu xanh.  B. Đổi sang màu đỏ.  C. đổi sang màu hồng.  D. không đổi màu.

Câu 13: Để nhận biết dung dịch các chất: glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây?   A. Dùng quỳ tím, dung dịch iot.                                           B. dùng dung dịch HNO3.

     C. Dùng quỳ tím, dung dịch HNO3   D. dùng Cu(OH)2.

Câu 14: Cho 8,85 g hỗn hợp X gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin. Tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:                             A. 100 ml              B. 150 ml              C. 200 ml              D. 125 ml.

Câu 15: Peptit có CTCT như sau: . Tên gọi đúng của peptit trên là:   A. Val-Ala-Gly B. Gly-Ala-Gly              C. Ala-Gly-Val                            D. Gly-Val-Ala.

Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 g chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 l khí CO­2 ở đktc và 3,6 g nước. nếu cho 4,4 g chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 4,8 g muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. tên của X là:

 A. isopropyl axetat B. Metyl propionat  C. Etyl propionat  D. Etyl axtat.

Câu 17: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin. Chất Y là chất nào sau đây?

A. CH3 –CH(NH2)-COONa B. H2N-CH2-CH2-COOH.      C. CH3-CH(NH3Cl)COOH D. CH3-CH(NH3Cl)COONa

Câu 18: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. Tơ capron  B. Xenlulozotrinitrat  C. Poliphenolfomandehit  D. Nilon-6,6.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO2 và 14,4 g H2O. CTPT của 2 amin là:

A.  B.   C.   D. .

Câu 20: Cho 2,5 kg glucozo chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Nếu quá trình lên men rượu bị hao hụt 10% thì lượng rượu thu được là:               A. 2  kg              B. 1,8 kg                            C. 0,92 kg                            D. 1,23 kg

Câu 21: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2 –COOH trong dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:

A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH­2-CH2-COOH   B. H3N+-CH2-COOHCl- , H3N+-CH(CH3)-COOHCl-

C. H3N+-CH2-COOHCl , H3N+-CH2-CH­2-COOHCl- D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.

Câu 22: Hệ số polime hóa trong mẫu cao su buna (M 40.000) bằng:

A. 740  B. 400  C. 850  D. 500.

Câu 23: Tơ nilon, tơ capron là:

A. Tơ thiên nhiên.  B. Tơ hóa học.  C. Tơ nhân tạo.  D. Tơ tổng hợp.

Câu 24: Cho m g anilin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 15,54 g muối. Nếu hiệu suất của phản ứng bằng 80% thì m bằng bao nhiêu.

 A. 11,16  B. 12,5   C. 8,928  D. 13,95.

Câu 25: Polime plexiglas được điều chế từ axit và ancol:

A. CH2=C(CH3)COOH và C2H5OH   B. CH2=C(C2H3)COOH và CH3OH

C. CH2=C(CH3)COOH và CH3OH  D. CH2=CH-COOH và CH3OH.


      ĐÁP ÁN ĐỀ 2

1.C 2.B 3.B 4.C 5.C 6.C 7.A 8.C 9.C 10.B 11.D 12.D 13.A 14.B 15.C 16.A

17.A 18.A 19.D 20.B 21.A 22.C 23.B 24.D 25.A

     

 

 

 

      ĐÁP ÁN ĐỀ 1

1.B 2.D 3.D 4.B 5.B 6.B 7.B 8.A 9.D 10.A 11.B 12.A 13.D 14.B 15.C 16.B

17.C 18.B 19.C 20.C 21.B 22.A 23.D 24.D 25.C

 

 

 

 

 

nguon VI OLET