SƠ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THPT SỐ 2 ĐAKRÔNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HỌC KÌ II) LỚP 12(ĐỀ 2)

MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

 - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kỳ II lớp 12 so với yêu cầu của chương trình. Từ  kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.

-  Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết

 - Về kiến thức :

+ Học sinh biết được Mỹ đã tiến hành chiến lược ”chiến lược chiến tranh cục bộ” ”, ”chiến tranh cục bộ” và ”Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam như thế nào? Trình bày những thắng lợi của ta trong cuộc chiến đấu chống các chiến chiến tranh trên.

+ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc từ 1964 đến 1972 như thế nào?

+ Hiệp định Pari

+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

 Yêu cầu HS cần :

 - Về kĩ năng :


 Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.

 - Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử…

HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA

 - Hình thức : Tự luận

THIẾT LẬP MA TRẬN

Tên Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

 

1. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

 

 

Nêu được hoàn cảnh ra đời, âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong chiến tranh cục bộ. Những thắng lợi mà nhân dân miền Nam đạt được trong “chiến tranh cục bộ”

Lý giải  được thắng lợi nào làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ

 

 


Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

60%*5/100=3 điểm

40%*5/100=2 điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

5 điểm= 50%

2. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấuchống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)

 

 

So sánh được sự khác nhau giữa hai chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Miền Nam về âm mưu, thủ đoạn.

 

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

100*2/100=2 điểm

 

Số câu

2 điểm=20 %

3. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)

 

 

 

 

 

Số câu

66,7*3/100=2 điểm

33,33*3/100=1

Số câu

Số câu


Số điểm      Tỉ lệ %

 

 

Số điểm

3 điểm=30 %

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 3/4

Số điểm: 5

50 %

Số câu: 1/4

Số điểm:3

30%

Số câu1

Số điểm:2

20 %

Số câu: 3

Số điểm :10

100%

BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

TRƯỜNG THPT

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Học kì II) LỚP 12

MÔN : LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1 (5 điểm)

 Hãy trình bày hoàn cảnh, âm mưu  và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ? Chỉ ra những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quâ n dân miền Nam trong chống chiến tranh cục bộ? Theo em thắng lợi nào quyết định làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ?

Câu 2 (2 điểm)

 So sánh điểm khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ theo các tiêu chí sau: lực lượng chủ yếu, thủ đoạn chính, quy mô, phạm vi chiến trường.

Câu 3 (3 điểm)

  Vì sao Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.

 


 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG TH.PT........

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Học kì II) LỚP 12

MÔN : LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 45 phút

Câu

Nội dung

Điểm

1

Hãy trình bày hoàn cảnh, âm mưu  và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ? Cho biết những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân miền Nam trong chống chiến tranh cục bộ? Theo em thắng lợi nào quyết định làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ?

Hoàn cảnh

    Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Âm mưu

    “Chiến tranh cục bộ” , là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.

Được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, lúc cao nhất gần 1,5 triệu tên.

- Mục tiêu: Cố giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta vào thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán.

5

 

 

0.5

 

 

 

 

0,5

0,5

 

0,5


 

- Thủ đoạn

   - Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ mới vào mN đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Tiếp đó, Mĩ mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.

- Những thắng lợi quân sự tiêu biểu:

+ Chiến thắng Vạn Tường (8/1965)

+Chiến thắng trong 2 mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967)

+Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Thắng lợi quyết định là cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 vì buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược, tức là thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại mB, chấp nhận đến đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh ở VN.

 

 

 

0,5

 

0,5

 

1,0

 

 

 

1,0

Câu 2

So sánh điểm khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ theo các tiêu chí sau: lực lượng chủ yếu, thủ đoạn chính, quy mô, phạm vi chiến trường.

 

2,0

Tiêu chí

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Lực lượng chủ yếu (0,5)

Quân đội Sài Gòn

Quân Mỹ


Thủ đoạn chính (0,5)

Lập ấp chiến lược

Hành quân tìm diệt, bình định

Quy mô, phạm vi (1,0)

Nhỏ (miền Nam)

Lớn (cả hai miền)

 

Câu 3

Vì sao Bộ chính trị Trung Ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta nên bốtrí ll ở đây mỏng.

 

* Diễn biến

- 10/3/1975, ta giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột.

- 12/3/1975, địch phản công chiếm lại BMT nhưng không thành.

- 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên

- 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.

* Ý nghĩa

   Chiến dịch TN thắng lợi đã chuyển cuộc k/c chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường MN.

3,0

 

 

1,0

 

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

nguon VI OLET