TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT -KHỐI 11- LẦN II
NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thương vợ
            Trần Tế Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
Câu 2 : Phân tích 1 phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ thực ?
Câu 3 : Nêu ngắn gọn sự vận dụng sáng tạo hình ảnh thân cò trong bài thơ?
Câu 4 : Sự vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 5 : Viết đoạn văn ngắn (10 đến 15 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chân dung tinh thần của Tú Xương qua bài thơ.


TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – KHỐI 11 - LẦN II
NĂM HỌC 2021 - 2022


ĐỀ 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,
Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên
( Trích Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên ?
Câu 2:Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu như thế nào? Ý nghĩa của câu thơ là gì?
Câu 3: Trong câu 2: việc xưng hô ông Hy Văn trong câu thơ thể hiện điều gì?
Câu 4:Xác định phép liệt kê trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó.
Câu 5: Qua đoạn thơ, viết đoạn văn ngắn (10 đến 15dòng) bày tỏ suy nghĩ về tác giả Nguyễn Công Trứ?

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm):Văn bản sử dụng phương thức: miêu tả, biểu cảm
- Trả lời đúng 2 đáp án: 1 điểm
- Trả lời 1 đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm
Câu 2 (2 điểm):
- HS chỉ ra được 1 trong các đáp án sau:
+ Đảo ngữ: từ lặn lội, eo sèo được đảo lên đầu câu
+ Phép đối ( cân đối về hình ảnh, số tiếng, thanh điệu….)
+ Ẩn dụ: thân cò
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh, gợi thực cảnh những nỗi vất vả, khó nhọc, gian truân và đầy nguy hiểm trong công việc làm ăn của bà Tú,
+ Tấm chân tình của ông Tú: sự chia sẻ cảm thông, tấm lòng xót thương da diết đối với vợ.
- Trả lời đúng đáp án: 2 điểm
- Trả lời phép tu từ hoặc nêu được tác dụng: 1 điểm
- Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm
Câu 3 (2 điểm):Sự vận dụng sáng tạo hình ảnhthân cò:
-Hình ảnh con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó: “Con cò lặn lội bờ sông …”, thân phận người lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt “Con cò mà đi ăn đêm…”
- Con cò trong ca dao đã hóa thành thân cò trong bài Thương vợ . Thân ở đây còn có nghĩa là thân phận. Tú Xương dùng hình ảnh này để nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn . Nhà thơ đảo lại "Lặn lội thân cò..." nhấn mạnh sự vất vả và lam lũ lặn lội. Khung cảnh kiếm ăn của thân cò không phải là cái bờ sông bất kì mà là nơi quãng vắng để nói rõ hơn sự vất vả của người vợ .
- Trả lời đúng đáp án: 2 điểm
- Trả lời 1 trong 2 ý trên: 1 điểm
- Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm
Câu 4 (2 điểm):Sự vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian được thể hiện:
-"Một duyên hai nợ" của dân gian có nghĩa là: thứ nhất là...thứ hai là.. được Tú Xương vận dụng sáng tạo. Nó không còn là thứ tự ngẫu nhiên ấy nữa, từ số đếm trở thành số tính, số nhân: duyên chỉ có một mà nợ đến những hai.
-Thành ngữ năm nắng mười mưa được vận dụng sáng tạo: nắng, mưa chỉ sự vất vả,
nguon VI OLET