Trường THCS Đạ Nhim                                                                Thứ      ngày      tháng     năm 2011

Họ và tên:……………….                                                                BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9

Lớp 9A…….                                                                                     ( Phần truyện trung đại Việt Nam)

                                                                     Thời gian: 45 phút        

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

 

 

 

 

 

A.  TRẮC NGHIỆM(3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Truyện Kiều được coi là tác phẩm điển hình cho thể thơ:

            a. Lục bát              

 b. Song thất lục bát                

 c. Thất ngôn tứ tuyệt.                   

 d. Thơ tự do

Câu 2:  Hai câu thơ sau miêu tả về nhân vật nào trong truyện Kiều:

                        “ Làn thu thủy nét xuân sơn – Hoa gen thua thắm liễu hờn kém xanh’’

 a. Đạm Tiên

            b. Thúy Vân

 c.  Thúy Kiều

 d. Tú Bà

Câu 3: Đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích tiêu biểu cho phương diện nào trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du :

 a. Nghệ thuật tả cảnh

            b. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình               

            c. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

            d. Nghệ thuật tả người

 Câu 4Nguyễn Du tả Thúy Vân trước tả Thúy Kiều sau là vì:

 a. Thúy Vân xinh đẹp hơn Thúy Kiều

 b. Thúy Vân trở thành nền làm nổi bật Thúy Kiều

 c.  Thúy Vân sẽ hạnh phúc hơn Thúy Kiều

 d. Thúy Kiều muốn nhường nhịn Thúy Vân

Câu 5: Trong Truyện Kiều, đoạn trích sử dụng thành công ngôn ngữ độc thoại nội tâm là:

 a. Chị em Thúy Kiều

 b. Cảnh ngày xuân

 c. Kiều ở lầu Ngưng Bích

 d. Mã Giám Sinh mua Kiều

Câu 6: Lời của Mã Giám Sinh trong câu: “Hỏi tên: Rằng Mã giám sinh/ Hỏi quê: Rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” đã vi phạm:

 a. Phương châm về lượng 

 b. Phương châm về chất

 c. Phương châm cách thức 

 d. Phương châm lịch sự.

Caâu 7: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

 a. Được cứu người, giúp đời.

 b. Trở nên giàu sang phú quý

 c. Có công danh hiển hách

 

          d. Có tiếng tăm vang dội

Caâu 8: Tên tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” có nghĩa là:

     a. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước                                

  b. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê

     c. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước

  d. Ý chí trước sau như một của vua Lê.

Caâu 9:   Tác giả Nguyễn Đình Chiểu là một con người:

 a. Gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời

 b. Là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời

 c. Có lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm

 d. Cả ba ý trên

Câu 10: Ý nào sau đây nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người:

            a. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp 

 b. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An

 c. Thân chinh cầm quân ra trận

 d. Sai mở tiệc khao quân   

Câu 11: Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm được sử dụng nhiều từ ngữ địa phương vùng nào?

            a. Bắc Bộ 

 b. Trung Bộ

 c. Nam Bộ

 d.  Tây Nguyên

Câu 12: Giá trị nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:

            a. Là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình

 b. Cách dẫn dắt câu chuyện hợp lí, những yếu tố kì ảo xen kẽ với các yếu tố thực tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, tạo kết thúc có hậu.

 c. Xây dựng các tình tiết bất ngờ, có tính kịch cao.

 d. Xây dựng nhân vật mang tính điển hình, bộc lộ được chủ đề của tác phẩm.

B.  TỰ LUẬN:  (7 Điểm)

Câu 1: (3 điểm): Nêu tóm tắt những thành công chủ yếu về giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ?

Câu 2: (4 điểm):  Thông qua các đoạn trích của Truyện Kiều và Chuyện người con gái Nam Xương đã học hãy phân tích vẽ đẹp, số phận, tâm hồn và tính cách của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa và xã hội nay?

Bài làm

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

nguon VI OLET