SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO GIA LAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

 

 

KIỂM TRA 1TIẾT GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: Sinh học 12 (chương trình chuẩn)

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ, tên thí sinh:...................................................................Lớp 12A ............

Câu 1: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng Sinh 4 người con có 4 nhóm máu khác nhau. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:

 A. chồng IAIO vợ IBIO.  B. chồng IBIO vợ IAIO.

 C. chồng IAIO vợ IAIO.  D. một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?

 A. Bố di truyền  tính trạng cho con gái. B. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ.

 C. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai. D. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới.

Câu 3: Tác nhân 5 – BU (5-Brom uraxin) gây ra loại đột biến gen nào sau đây ?

 A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

 C. Thêm 1 cặp G-X.  D. Mất 1 cặp A-T.

Câu 4: Gen đa hiệu là trường hợp

 A. một gen qui định nhiều tính trạng B. một gen qui định một tính trạng

 C. nhiều gen qui định nhiều tính trạng D. nhiều gen cùng qui định một tính trạng

Câu 5: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến ?

 (1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.

 (2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.

 (3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.

 (4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất.

 A. 3.   B. 1.   C. 4.   D. 2.

Câu 6: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Cho ruồi đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng, tỉ lệ phân tính ở F1

 A. 50% cái mắt trắng : 50% đực mắt đỏ. 

 B. 50% cái mắt đỏ : 50% đực mắt trắng.

 C. 25% cái mắt đỏ : 25% cái mắt trắng : 50% đực mắt đỏ.

 D. 25% cái mắt đỏ : 25% cái mắt trắng : 50% đực mắt trắng.

Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảmphân không xảy ra đột biến.

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?

A.  B.  C.  D.

Câu 8: Xét phép lai P: AaBbdd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:

 A. 1/64. B. 1/32. C. 1/16. D. 1/8.

Câu 9: Gen A dài 5100A0 và có A = 30%. Nếu gen A bị đột biến điểm thành gen a, gen a kém gen A 3 liên kết hiđro. Số nuclêôtit từng loại của gen a.

 A. A=T=601 ; G=X=899.  B. A=T=901 ; G=X=599. 

 C. A=T=899 ; G=X=600.  D. A=T=900  ; G=X=599.

Câu 10: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thì

 A. toàn bộ các bộ ba nuclêôtit trong gen bị thay đổi. 

 B. nhiều bộ ba nuclêôtit trong gen bị thay đổi.

 C. chỉ có bộ ba có thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.

 D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtit bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.

Câu 11: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 24. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể một nhiễm và thể một nhiễm kép lần lượt là:

 A. 23, 22. B. 25, 26. C. 25, 27. D. 23, 25.

Câu 12: Thường biến (hay sự mềm dẻo kiểu hình) là:

  Mã đề 141 trang 1/3


 A. sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của các kiểu gen khác nhau trước những môi trường như nhau.

 B. sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen trong cùng môi trường.

 C. sự phản ứng thành những đột biến khác nhau của cùng một kiểu gen trước những môi trường.

 D. sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen trước những môi trường khác nhau.

Câu 13: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:

 A. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.  

 B. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.

 C. Sự không phân ly của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.

 D. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.

Câu 14: Điểm khác nhau giữa đột biến tự đa bội với đột biến dị đa bội ?

 A. Số lượng NST của loài nào nhiều hơn. B. Kết quả là đa bội chẵn hay đa bội lẻ. 

 C. Phương pháp gây đa bội. D. Bộ NST đa bội của một loài hay hai loài khác nhau.

Câu 15: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền là

 A. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. B. mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.

 C. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn, đảo đoạn.

Câu 16: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

 (1) Bộ ba  đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở  đầu (AUG) trên mARN.

 (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

 (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

 (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

 (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’→ 3’.

 (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

 A. (1)→(3)→(2)→(4)→(6)→(5).  B. (5)→(2)→(1)→(4)→(6)→(3).

 C. (2)→(1)→(3)→(4)→(6)→(5).  D. (3)→(1)→(2)→(4)→(6)→(5).

Câu 17: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng ?

 A. Mã di truyền là mã bộ ba.

 B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.

 C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

 D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Câu 18: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5' XGA3'  mã hoá axit amin Acginin; 5'UXG3' và 5'AGX3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5'GXU3' mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5' GXTTXGXGATXG3' . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là

 A. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin.           B. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin.

 C. Xêrin –  Alanin – Xêrin – Acginin.          D. Acginin – Xêrin –  Acginin – Xêrin.

Câu 19: Một gen dài 4080A0 và có A/G = 2/3. Khi gen nhân đôi 3 lần, môi trường đã cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:             

A. A = T = 480, G = X = 720.  B. A = T = 5040, G = X = 3360.

C. A = T = 3360, G = X = 5040.  D. A = T = 3840, G = X = 5760.

Câu 20: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là ?

A. Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.

B. Khi các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thì tự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của  nhóm gen liên kết.

C. Sự phân li đồng đều của các NST trong cặp tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến phân li đồng đều các alen tương ứng.

D. Khi các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST, sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao đổi giữa các gen trên cùng một cặp NST tương đồng.

Câu 21: Cho các bước sau

  Mã đề 141 trang 1/3


 (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen

 (2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen

 (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật, người ta cần tiến hành các bước lần lượt như sau:

 A. (1) (2) (3) B. (3) (1) (2) C. (1) (3) (2) D. (2) (1) (3)

Câu 22: Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen biết có xảy ra tần số hoán vị gen f = 20% là:

 A. 10% AD: 10% ad: 40%Ad: 40%aD. B. 40% AD: 40% ad: 10%Ad: 10%aD.

C. 30% AD: 30% ad: 20%Ad: 20%aD. D. 20% AD: 20% ad: 30%Ad: 30%aD.

Câu 23: Cơ chế điều hoà đối với ôpêrôn lac ở E.Coli được dựa vào tương tác của các yếu tố nào ?

 A. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc

 B. Dựa vào tương tác của  prôtêin ức chế với vùng O.

 C. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P.

 D. Dựa vào tương tác của prôtênin ức chế với sự thay đổi điều kiện môi trường.

Câu 24: Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, trong hai mạch ADN mới được tổng hợp thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia được tổng hợp thành từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do:

 A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ đến 5’.

 B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.

 C. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’.

 D. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.

Câu 25: Một  đoạn của gen ở sinh vật nhân có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung là:

3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự đoạn nuclêôtit tương ứng trên mARN do đoạn gen này phiên mã

 A. 5'...AAAXAAUGGGGA...3'.   B. 5'...AAGGGGUAAXAAA...3'.

 C. 5'...UUUGUUAX XXXU...3'.   D. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.

Câu 26: Điều nào sau đây không thuộc về bản chất quy luật phân ly của Menđen?

 A. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.

 B. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp gen alen quy định.

 C. Sự tổ hợp của các giao tử trong thụ tinh dẫn đến hình thành các tổ hợp kiểu hình ở đời sau.

 D. Do sự phân ly đồng đều của cặp gen alen trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Câu 27: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tươngtác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lạiđều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng?

 A. AaBb x AaBb. B. AaBb x aaBb. C. AaBb x AAbb.              D. AaBb x Aabb.

Câu 28: Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết hoàn toàn là:

 A. Sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân.

 B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatic cùng nguồn gốc ở kì đầu I của giảm phân.

 C. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong giảm phân

 D. Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Câu 29: Dưới đây là các bước trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen:

 (1). Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

 (2). Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1 ,F2, F3.

 (3). Tạo các dòng thuần chủng. 

 (4). Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

Thứ tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu là:

 A. (3), (2), (1), (4). B. (2), (3), (4), (1). C. (3), (2), (4), (1). D. (2), (1), (3), (4).

Câu 30: Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là

 A. sự phân ly độc lập của các cặp NST, tổ hợp tự do của các NST trong phát sinh giao tử và kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh.

 B. tác nhân gây đột biến làm đứt gãy NST hoặc ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chéo giữa các crômatit.

 C. do ảnh hưởng của các yếu tố nội môi hay của môi trường ngoài làm thay đổi bộ NST của loài.

 D. tác nhân gây đột biến tác động  đến quá trình tự nhân đôi và phân ly của NST.

  Mã đề 141 trang 1/3

nguon VI OLET