ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6

 

Câu 1: (5 điểm)

-         Siêng năng, kiên trì là gì?

-         Cho ví dụ?

Câu 2: (5 điểm)

-         Tính lễ độ có ý nghĩa gì?

-         Ở gia đình và nhà trường em đã thể hiện tính lễ độ như thế nào?

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1: (5 điểm)

Học sinh phải nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì:

-         Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

-         Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.

Ví dụ:

-         Siêng năng: đi học đều đặn, tập thể dục mỗi buổi sáng, thường xuyên giúp mẹ rửa bát, quét dọn nhà cửa…

-         Kiên trì: gặp bài khó không bỏ qua, hỏi bạn bè thầy cô để giải cho bằng được; công việc khó không bỏ giữa chừng, quyết tâm làm đến cùng…

Câu 2: (5 điểm)

Học sinh cần nêu được:

-         Ý nghĩa tính lễ độ: giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.

-         gia đình, nhà trường em đã thể hiện tính lễ độ là:

+ Gia đình: lễ phép với ông bà, bố mẹ, anh chị…, đi xin phép, về chào hỏi. Phải dạ thưa, vâng lời ông bà, bố mẹ, hòa thuận với anh chị…

+ Nhà trường: gặp thầy cô phải chào, nói phải dạ thưa, không nói leo trong giờ học, không ngắt lời, nói trống không với thầy cô, nghiêm túc trong giờ học…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6

 

PHẦN I-Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

 Em tán thành ý kiến nào sau đây?

 (Đánh dấu X vào ô tương ứng)

 

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

A. Người thông minh không cần siêng năng, kiên trì cũng thành công.

 

 

 

B. Chỉ học sinh mới cần siêng năng, kiên trì

 

 

C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người.

 

 

D. Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc

 

 

E. Học sinh chỉ cần siêng năng trong học tập, không cần kiên trì ở những việc khác.

 

 

 

Câu 2: (0.5 điểm)

 Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

 (Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

  1. Mỗi học kì Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới
  2. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện
  3. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sang.
  4. Mỗi học kì Hòa đều đòi mẹ mua cho cặp mới.

Câu 3: (0.5 điểm)

 Em tán thành ý kiến nào sau đây?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

  1. Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm.
  2. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.
  3. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm
  4. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.

Câu 4: (0.5 điểm)

 Việc làm nào dưới đây là tôn trọng kỉ luật?

 (Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

  1. Hương thường xuyên đi học đúng giờ.
  2. Hiền làm bài tập Toán trong giờ lịch sử
  3. Thanh quét dọn lớp xong không đổ rác vào đúng nơi qui định.
  4. Minh không cho bạn Phương chép bài trong giờ kiểm tra,

PHẦN II- Tự luận (8 điểm)

Câu 6: (2.5 điểm)

 a. Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải làm gì?


 b. Khi có người dụ dỗ em hút thuốc lá, hoặc uống rượu, bia em sẽ làm gì?

Câu 7: (2.5 điểm)

 Thế nào là lễ độ? Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử như thế nào với mọi người trong khi giao tiếp?

Câu 8: ( 3.0 điểm).

 a.Vì sao phải biết ơn?.   

b. Chúng ta cần biết ơn những ai?

c. Hãy nêu chủ đề và ý nghĩa của những ngày kỉ niệm sau:  

 - Ngày 20 tháng 10    -  Ngày 20 tháng 11

- Ngày 27 tháng 7   - Ngày 10 tháng 3 ( âm lịch)

 

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

 

PHẦN I-Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm). Mỗi câu đúng cho 0.1 điểm.

-         Tán thành: C,D

-         Không tán thành: A,B,E

Câu 2: (0.5 điểm).

 Đáp án: B

Câu 3: (0.5 điểm).

Đáp án: B

Câu 4: (0.5 điểm). Mỗi câu đúng 0.25 điểm

Đáp án: A, E

PHẦN II: Tự luận

Câu 6: (2.5 điểm)

a. Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể cụ thể là:

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Ăn uống điều độ.

- Tích cực phòng và chữa bệnh.

- Thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao.

b. Em sẽ kiên quyết từ chối và khuyên người đó không nên sử dụng các chất đó vì nó rất có hại cho sức khoẻ.

Câu 7: (2.5 điểm). Học sinh cần nêu được:

- Lễ độ là cách cư xử đứng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

- Khi giao tiếp với người khác em cần có thái độ, cử chỉ, lời nói,.. phù hợp với yêu cầu của tính lễ độ. Ví dụ như: lời nói nhẹ nhàng, thưa gửi đúng lúc, đúng đối tượng, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước trong những trường hợp cần thiết, có thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng.

Câu 8: (3.0 điểm)

a. Phải biết ơn vì:

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

-  Biết ơn góp phần làm đẹp cho nhân cách của con người.


b. Chúng ta cần biết ơn: Ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ, các nhà khoa học.....)

c. Chủ đề và ý nghĩa của những ngày trên là:

- Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( Nhớ công lao của bà, mẹ chị, cô giáo....)

- Ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam ( nhớ công lao của các thầy cô giáo...)

- Ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ công lao của các anh hùng..)

        - Ngày giỗ tổ hùng vương ( nhớ công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước)

nguon VI OLET