Kiển tra 2 (30 phút)

I) trắc nghiệm:

 

Câu 1. Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?

 A. B và C âm, D dương.   B. B âm, C và D dương.

 C. B và D âm, C dương.   D. B và D dương, C âm.

Câu 2. Theo thuyết electron thì

 A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có điện tích dương.

 B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có điện tích âm.

 C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron

 D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít

Câu 3. Đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện A lại gần quả cầu kim loại B nhiễm điện thì chúng hút nhau. Giải thích nào sau đây đúng.

 A. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần gần B của A nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút.

 B. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần gần B của A nhiễm điện trái dấu với B làm A bị hút.

 C. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần gần B của A nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút.

 D. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần gần B của A nhiễm điện trái dấu với B, phần kia nhiễm điện cùng dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút.

Câu 4:Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ

 A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần

Câu 5. Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hòa về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. Hỏi điện tích của B như nào nếu cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B.

 A. B mất điện tích B. B tích điện âm C. B tích điện dương D. Không xác định được.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

 A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

 B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

 C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

 D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

 A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do

 B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

 C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hòa điện.

 D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.

Câu8 . Phát biểu nào sau đây là không đúng?

 A. Đưa vật nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc, nó bị hút về phía vật.

 B. Khi đưa vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc, nó bị hút về phía vật.

 C. Khi đưa vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc thì nó bị đẩy ra xa vật.

 D. Khi đưa vật nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc thì nó bị hút về phía vật.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

 A. êlectron là hạt mang điện tích âm –1,6.10–19 (C)

 B. êlectron là hạt có khối lượng 9,1.10–31 (kg).

 C. Nguyên tử có thể mất đi hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

 D. êlectron không thể chuyển từ vật này sang vật khác.

Câu 10. Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Thay đổi các điện tích­ thì lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?

 A. đổi dấu q1 và q2.    B. tăng gấp đôi q1, giảm 2 lần q2.

 C. đổi dấu q1, không thay đổi q2.  D. tăng giảm sao cho q1 + q2 không đổi.

Câu 11. Đồ thị biểu diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích theo bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường

 A. hypebol  B. thẳng bậc nhất C. parabol  D. tròn.

Câu 12: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Nếu giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ

 A. không thay đổi B. tăng gấp đôi C. giảm một nửa D. giảm bốn lần

Câu 13. Quan hệ về hướng giữa véctơ cường độ điện trường tại một điểm và lực điện trường tác dụng lên điện tích thử đạt tại điểm đó là

 A. chúng luôn cùng phương cùng chiều.

 B. chúng luôn ngược hướng nhau.

 C. cùng phương chiều với lực tác dụng lên điện tích thử dương.

 D. chúng không thể cùng phương.

Câu 14. Tính chất nào sau đây của các đường sức điện là sai.

 A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một đường sức đi qua

 B. Các đường sức xuất phát từ các điện tích âm

 C. Các đường sức không cắt nhau

 D. Các đường sức có mật độ cao hơn ở nơi có điện trường mạnh hơn.

Câu 15. Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động

 A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.

 B. ngược chiều đường sức điện trường.

 C. vuông góc với đường sức điện trường.

 D. theo một quỹ đạo tròn.

 

II) tự luận:

 

Câu 1: Hai quả cầu giống nhau, mang điện, đặt cách nhau một đoạn r = 20 cm, chúng hút nhau một lực F1 = 4.10-3N. Sau đó, cho chúng tiếp xúc và lại đưa ra vị trí cũ thì thấy chúng đẩy nhau bằng một lực F2 = 2,25.10-3 N.

a) Hãy xác định điện tích ban đầu của mỗi quả cầu. biết độ lớn điện tích 1 lớn hơn điện tích 2

b) Xác định cường độ điện trường tại điểm cách đều hai điện tích một khoảng 20 cm.

c) Xác định vị trí tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng 0.

 

nguon VI OLET