UBND HUYỆN ...
TRƯỜNG THCS...
*****
ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1
Năm học 2021 – 2022
Môn Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút


PHẦN I. ĐỌC- HIỂU ( 3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“ Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
( SGK Ngữ văn 9 tập 1, Nxb Giáo dục, 2016, trang 94)
Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Nêu vị trí của văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung của đoạn thơ?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả của thành ngữ, điển cố được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 4 ( 0,5 điểm): Qua đoạn thơ, em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Từ nội dung của phần đọc- hiểu, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo.
Câu 2 ( 5 điểm):
Kể một câu chuyện về tình yêu thương mà em đã nghe kể hoặc chứng kiến.
-----Hết-----

UBND HUYỆN ...
TRƯỜNG THCS...
*****
ĐỀ SỐ 1

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: Ngữ văn 9
 


Phần
Câu
 Yêu cầu
Điểm

I. Đọc -hiểu
(3đ)
1
Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tác giả Nguyễn Du
Nằm ở phần 2 của Truyện Kiều
0,25
0,25
0,5


2
Nội dung: Nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều
0,25


3
*Chỉ ra:
+ Thành ngữ: quạt nồng ấp lạnh;
+ Điển cố: sân Lai, gốc tử.
*Phân tích tác dụng:
+ Khắc họa nổi bật tâm trạng xót thương da diết, day dứt khôn nguôi và băn khoăn trăn trở của Thúy Kiều về việc không phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già;
+ Làm cho lời thơ trở nên sâu sắc/ thấm thía/ lời ít ý nhiều.
+ Thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều;
+ Gợi không gian, thời gian xa xăm, vời vợi nhớ thương;
+ Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia của Nguyễn Du cũng là thái độ trân trọng ngợi ca phẩm chất cao đẹp của kiều tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm.


0,25
0,25

0,5


4
*Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật:
- Là người con hiếu thảo, luôn lo lắng cho cha mẹ và day dứt về bổn phận làm con của mình.
- Là người vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh, nàng đã quên đi cảnh ngộ của mình để nghĩ cho cha mẹ.

0,5 đ

II. Tập làm văn
(7đ)
1
*Yêu cầu về hình thức
- Đảm bảo hình thức của một đoạn văn nghị luận; lập luận chặt chẽ làm sáng tỏ vấn đề; diễn đạt lưu loát, trong sáng; không sai chính tả, dùng từ.
0,25



*Yêu cầu về nội dung: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng:
- Giải thích: Lòng hiếu thảo là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn…của con cháu đối với cha mẹ, với ông bà tổ tiên; là một trong những truyền thống đạo đức cao đẹp của con người.
- Bàn luận:
+ Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà mỗi người cần có; nghĩa vụ, bổn phận trách nhiệm của đạo làm con đối với cha mẹ, ông bà; là thước đo để đánh giá phẩm chất đạo đức của mỗi con người.
+ Lòng hiếu thảo làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và thấm đẫm nghĩa tình; là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, kết nối các thế hệ…; là nền tảng của đạo đức xã hội.
- Dẫn chứng:...
-Lật ngược vấn đề: trái với hiếu thảo là bất hiếu, vô ơn, bội nghĩa, bỏ mặc cha mẹ…chúng ta cần lên án, phê phán.
- Rút ra bài học:
+ Cần hiểu được bổn phận làm con, luôn đặt chữ “ hiếu” làm đầu.
+ Biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng, chăm sóc cha mẹ, ông bà; ra sức học
nguon VI OLET