BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thử nghiệm lần 3)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI – LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Trong đông-xuân 1953-1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho

A. Điện Biên Phủ. B. Hòa Bình. C. Xê nô. D. Plâyku.

Câu 2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào "Tuần lễ vàng" nhằm

A. phát triển kinh tế nông nghiệp. B. hỗ trợ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

C. giải quyết căn bản nạn đói. D. giải quyết khó khăn về tài chính.

Câu 3. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng

A. một thể chế chính trị độc lập. B. nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

C. nhà nước dân chủ kiểu mới. D. chế độ pháp quyền nhân dân.

Câu 4. Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là    

A. Trung đội Cứu quốc quân III.                             B. Đội du kích Bắc Sơn.

C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.   D. Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 5. Ban Thư ký là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây?

A. Hội đồng tương trợ kinh tế.                    B. Tổ chức thống nhất châu Phi

C. Liên hợp quốc                                         D. Liên minh châu Âu

Câu 6. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là

A. Đức.                          B. Nhật Bản.                      C. Anh                   D. Mĩ.

Câu 7. Trong đông-xuân 1965-1966, đế quốc Mĩ mở 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở miền Nam Việt Nam là

A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. B. Tây Nam Bộ và Chiến khu D.

C. Đông Nam Bộ và Liên khu V. D. Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 8. Trong thời gian 1919-1930, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm

A. phục vụ chính sách tổng động viên ở Việt Nam.    B. thi hành chính sách kinh tế chỉ huy ở Việt Nam.

C. kiểm soát mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương.   D. tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.

Câu 9. Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là từ đầu những năm 80 của

thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế

A. hợp tác quốc tế. B. liên minh kinh tế. C. hợp tác khu vực. D. toàn cầu hóa.

Câu 10. Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

A. các nước phương Tây cấm vận. B. các thế lực phản động chống phá.

C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề. D. Mĩ tiến hành Chiến tranh lạnh.

Câu 11. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam (1929)?

A. An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và Đông Dương Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng và Tân Việt cách mạng đảng.

Câu 12. Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936-1939 là do đời sống của họ

A. có phần ổn định.        B. được cải thiện hơn.     C. khó khăn, cực khổ.        D. không quá khó khăn.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986)?

A. Xây dưng̣ nền dân chủ xa ̃hội chủ nghiã.             B. Thực hiện chinh́ sách đại đoàn kết dân tôc̣.

C. Xây dưng̣ Nhànước pháp quyền xã hôịchủnghiã.  D. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 14. Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.   B. Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh.

C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.         D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản.

Câu 15. Trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" (được triển khai trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX), Mĩ coi trọng việc tăng cường:

A. ứng dụng khoa học-công nghệ để phát triển năng lực sản xuất.

B. khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.

C. hợp tác về kĩ thuật với các nước đồng minh để phát triển kinh tế.

D. trợ giúp cho nền kinh tế các nước tư bản đồng minh phát triển.

Câu 16. Tên gọi “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” có nghĩa là


 

A. chỉ coi trọng hoạt động chính trị. B. chỉ chú trọng hoạt động quân sự.

C. chính trị quan trọng hơn quân sự. D. quân sự quan trọng hơn chính trị.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là âm mưu và hành động của thực dân Pháp ở Việt Nam trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?

A. Khôi phục ách thống trị thực dân cũ ở ba nước Đông Dương.

B. Tái lập chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Việt Nam.

C. Thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để chống phá cách mạng.

D. Phối hợp với quân Anh để giải giáp quân Nhật ở miền Nam.

Câu 18. Trong thời kỳ 1954-1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Vạn Tường (1965).       B. “Đồng khởi” (1959-1960).    C. Tây Nguyên (3-1975).   D. Mậu Thân (1968).

Câu 19. Để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) thực dân Pháp chú trọng

A. tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

B. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

C. xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt.

D. đánh phá hậu phương kháng chiến bằng biệt kích, thổ phỉ.

Câu 20. Bản "Chương trình hành động" của Việt Nam Quốc dân đảng (được công bố năm 1929) nêu nguyên tắc tư tưởng là

A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái. B. tiến hành cách mạng bằng sắt và máu.

C. Tự do - Dân chủ - Cơm áo - Hoà bình. D. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua.

Câu 21. "Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam" là nhận định của

A. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).

B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).

C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973)

Câu 22. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 -1975) kết thúc thắng lợi đã

A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á.

B. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

Câu 23. Quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì

A. các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.

B. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới.

C. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.

D. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.

Câu 24. Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?

A. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.   B. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.

C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.     D. Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang.

Câu 25. Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm

A. phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.

C. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu 26. Phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam

A. có hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.     B. mang tính thống nhất cao, nhưng chưa rộng khắp.

C. vô cùng quyết liệt, nhưng chỉ diễn ra ở nông thôn.   D. diễn ra vô cùng quyết liệt, nhất là ở các thành thị.

Câu 27. Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là

A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

B. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.

C. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.

D. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 28. Một trong những "di chứng" của Chiến tranh lạnh là

A. sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ.         B. cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.


 

C. khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.        D. tình trạng gia tăng xu thế li khai ở nhiều nơi.

Câu 29. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam

A. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.     B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.

C. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.             D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.

Câu 30. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

ở miền Bắc Việt Nam là

A. ra sức phát triển thương nghiệp.                       B. hoàn thành cải cách ruộng đất.

C. khôi phục và phát triển kinh tế.                         D. tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa

Câu 31. Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện

A. cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.

D. Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

Câu 32. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 -1939 đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu?

A. Chống phản động thuộc địa. B. Chống đế quốc và tay sai.

C. Chống đế quốc Pháp-Nhật. D. Chống quân phiệt Nhật.

Câu 33. Trong thời kì 1945-1954, các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam đều nhằm

  A. củng cố và mở rộng căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

B. phá âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp.

C. hỗ trợ chiến tranh du kích trong vùng tạm bị chiếm.

D. tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp.

Câu 34. Nhân dân Việt Nam thực hiện một chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời gian

A. từ năm 1930 đến năm 1945. B. từ năm 1975 đến năm 2000.

C. từ năm 1954 đến năm 1975. D. từ năm 1945 đến năm 1954.

Câu 35. Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5-1949) là mốc mở đầu cho

A. chính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

B. thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

C. quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

D. sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ.

Câu 36. Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là đều

A. có sự kết hợp với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên qui mô lớn.

B. thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

C. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường.

D. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.

Câu 37. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì Đảng

A. tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.

C. lãnh đạo xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh.

D. đã kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Câu 38. Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.      B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.

C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.  D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Câu 39. Theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an

Liên hợp quốc sẽ chắc chắn được thông qua khi

A. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống. B. không có nước nào bỏ phiếu chống.

C. không có nước nào bỏ phiếu trắng. D. phần lớn các nước bỏ phiếu thuận.

Câu 40. Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939 là

A. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương.

B. hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi.

C. chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa.

D. có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thử nghiệm lần 3)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI – ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 41. Tỉnh nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ?

A. Long An.

B. Đồng Nai.

C. Bình Dương.

D. Tây Ninh.

Câu 42. Khu vực nào sau đây ở nước ta có động đất mạnh nhất?

A. Nam Bộ.

B. Miền Trung.

C. Tây Bắc.

D. Đông Bắc.

Câu 43. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động ở nước ta xuất phát từ áp cao

A. cận chí tuyến bán cầu Bắc.

B. cận chí tuyến bán cầu Nam.

C. Bắc Ấn Độ Dương.

D. Xibia.

Câu 44 : Quốc lộ 1 bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn và kết thúc ở:

A. thành phố Cần Thơ.       B. tỉnh Kiên Giang.       C. tỉnh Cà Mau.          D. thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 45. Nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới là do

A.    có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, cửa sông.

B.     nằm trong vùng nội chí tuyến có nền nhiệt độ cao.

C.    gần ngã tư đường hàng không, hàng hải quốc tế.

D.    ở nơi giao thoa giữa các nền văn minh khác nhau.

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Hòn La, Chu Lai.     B. Vũng Áng, Hòn La.     C. Nghi Sơn, Dung Quất.    D. Dung Quất, Vũng Áng.

Câu 47. Các loại hình dịch vụ mới ra đời ở nước ta từ Đổi mới đến nay là

A. thương mại, viễn thông.

B. bưu chính, giao thông vận tải.

C. viễn thông, tư vấn đầu tư.

D. giao thông vận tải, thương mại.

Câu 48. Tiềm năng về thủy điện của nước ta tập trung lớn nhất ở hệ thống sông

A. Mã.

B. Đồng Nai.

C. Thu Bồn.

D. Hồng.

Câu 49. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn nước ta là biện pháp nhằm

A. phát triển giao thông nông thôn.

B. phát triển nông nghiệp cổ truyền.

C. giảm tỉ lệ thiếu việc làm.

D. giảm tỉ suất sinh ở nông thôn.

Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

B. Hải Phòng, Cần Thơ.

C. Cần Thơ, Hà Nội.

D. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Câu 51. Than bùn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây nằm cả phần lãnh thổ phía Bắc phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

A. Đồng Nai.

B. Cả.

C. Thu Bồn.

D. Mê Công.

Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Con Voi.

B. Pu Đen Đinh.

C. Pu Sam Sao.

D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 54. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ yếu thuộc vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.       B. Tây Nguyên.      C. Duyên hải Nam Trung Bộ.       D. Đông Nam Bộ.

Câu 55. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số trên 1 triệu người?

A. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. B. Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.

C. Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội. D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 56. Vào nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở nước ta có tính chất lạnh ẩm vì gió này di chuyển

A. qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. B. xuống phía nam và mạnh lên.

C. về phía tây và qua vùng núi. D. về phía đông qua biển.

Câu 57. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự phân hóa mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta?

A. Sự phân hóa đất đai. B. Hệ thống sông khác nhau.

C. Sự phân hóa khí hậu. D. Độ cao địa hình khác nhau.

Câu 58. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay bị thu hẹp, chủ yếu do sự phát triển của

A. công nghiệp hóa, đô thị hóa. B. hiện đại hóa, cơ giới hóa.

C. đô thị hóa, cơ giới hóa. D. cơ giới hóa, thủy lợi hóa.


 

Câu 59. Trung tâm công nghiệp Cần Thơ có thế mạnh đặc biệt để phát triển ngành nào sau đây?

A. Luyện kim màu.         B. Chế biến nông sản.                  C. Sản xuất ô tô.           D. Đóng tàu.

Câu 60. Trung du và miền núi Bắc Bộ có các loại khoáng sản nào sau đây?

A. Apatit, sắt, dầu mỏ.          B. Than, sắt, đồng.   C. Than, dầu mỏ, khí đốt.        D. Đá vôi, cao lanh, khí đốt.

Câu 61. Tài nguyên quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển sản xuất lương thực là

A. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. B. khí hậu có tính chất cận xích đạo.

C. đất phù sa với diện tích lớn. D. nhiều giống loài thực vật có giá trị.

Câu 62. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG BÒ CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

(Đơn vị: nghìn con)

Năm

Vùng

2005

2009

2011

2014

Trung du và miền núi Bắc Bộ

899,8

1057,7

946,4

926,7

Tây Nguyên

616,9

716,9

689,0

673,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số lượng bò giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, giai đoạn 2005 - 2014?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh hơn Tây Nguyên.

B. Tây Nguyên lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên tăng ít hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn Tây Nguyên.

Câu 63. Vùng nào sau đây có số dân đô thị lớn nhất nước ta hiện nay?

A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 64. Ý kiến nào sau đây không đúng với xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

A. Giảm tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp.

B. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.

C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi lấy thịt và sữa.

D. Tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.

Câu 65. Nhận định nào sau đây đúng về vấn đề việc làm ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay?

A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở các đô thị lớn rất cao.     B. Tỉ lệ thất nghiệp cao ở các vùng thuần nông.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.  D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.

Câu 66. Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

                                                                                                                (Đơn vị: mm)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318,0

265,4

130,7

43,4

23,4

TP. Hồ Chí Minh

13,8

4,1

10,5

50,4

218,4

311,7

293,7

269,8

327,1

266,7

116,5

48,3

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết so sánh nào sau đây không đúng về chế độ mưa giữa Nội TP. Hồ Chí Minh?

A.  Tháng mưa cực đại ở Hà Nội đến sớm hơn ở TP. Hồ Chí Minh.

B.  Thời gian mùa mưa ở TP. Hồ Chí Minh dài hơn Hà Nội.

C.  Tháng có lượng mưa thấp nhất ở Hà Nội sớm hơn ở TP. Hồ Chí Minh.

D.  Hà Nội có tổng lượng mưa cả năm lớn hơn TP. Hồ Chí Minh.

Câu 67. Điểm công nghiệp ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có nhiều xí nghiệp công nghiệp.

B. Chủ yếu khai thác hay sơ chế nguyên liệu.

C. Gắn với một điểm dân cư.

D. Phân bố gần nguồn nguyên liệu.

Câu 68. Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lao động Việt Nam?

A. Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.

B. Chuyển biến cơ cấu theo ngành rất nhanh.

C. Người lao động cần cù, sáng tạo.

D. Chất lượng lao động ngày càng cao.

Câu 69. Đông Nam Bộ thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, chủ yếu dựa vào nhân tố nào sau đây?

A. Cơ cấu kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

B. Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển.

C. Có những chính sách phát triển phù hợp.

D. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Câu 70. Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ nước ta hiện nay nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?


 

A.  Tránh khai thác sinh vật có giá trị kinh tế cao và giúp bảo vệ thềm lục địa.

B.  Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và bảo vệ an ninh vùng biển.

C.  Góp phần giải quyết việc làm và phát huy thế mạnh của biển đảo.

D.  Tăng cường bảo vệ môi trường và khẳng định chủ quyền vùng biển.

Câu 71. Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014:

Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014?

A. Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

B. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

C. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

D. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

Câu 72. Khó khăn lớn nhất của nước ta về sản xuất cây công nghiệp lâu năm là

A. thị trường thế giới có nhiều biến động.           B. thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường.

C. đất đai bị xâm thực, xói mòn mạnh.                D. mạng lưới cơ sở chế biến còn thưa thớt.

Câu 73. Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nước ta?

A. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi. B. Đầm phá khá phổ biến, thềm lục địa rộng.

C. Mở rộng về phía biển, đất đai màu mỡ. D. Có rừng ngập mặn, bãi triều thấp phẳng.

Câu 74. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta phổ biến các loại đất nào sau đây?

A. Feralit nâu đỏ và đất mùn thô. B. Feralit có mùn và mùn thô.

C. Feralit nâu đỏ và đất phù sa. D. Feralit có mùn và đất mùn.

Câu 75. Loại tài nguyên du lịch tự nhiên nào sau đây không có nhiều ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ?

A. Hồ tự nhiên. B. Hang động cacxtơ. C. Vườn quốc gia. D. Bãi biển.

Câu 76. Cho biểu đồ:

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG,  GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng gỗ khai thác của cả nước và một số vùng, giai đoạn 2012 - 2014?

A. Cả nước tăng ít hơn số giảm của Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhiều hơn cả nước, Tây Nguyên giảm.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng không ổn định, cả nước tăng nhanh.

D. Cả nước tăng nhanh hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên giảm.

Câu 77. Cho bảng số liệu:

SỐ KHÁCH QUỐC TẾ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ LỮ HÀNH

CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2014


 

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Số khách quốc tế (nghìn lượt người)

5 049,8

6 014,0

6 847,7

7 572,4

7 874,3

Doanh thu dịch vụ lữ hành (tỉ đồng)

10 278,4

15 539,3

18 091,6

18 852,9

24 820,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta, giai đoạn 2010 - 2014,

biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột ghép. B. Tròn. C. Miền. D. Kết hợp.

Câu 78. Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, cần phải

A. hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị.

B. đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi.

D. gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp.

Câu 79. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây?

A. Điều kiện nuôi thuận lợi và kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến.

B. Chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của Nhà nước.

C. Thị trường ngoài nước được mở rộng và có nhu cầu ngày càng lớn.

D. Giá trị thương phẩm nâng cao nhờ công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 80. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế?

A. Chính sách Nhà nước phát triển miền núi. B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Giao lưu thuận lợi với các vùng khác. D. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm.

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO MÔN LỊCH SỬ

 

 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO MÔN ĐỊA LÝ:

 

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thử nghiệm lần 3)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI – GDCD

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 81. Quyền nào dưới đây của công dân là cơ sở để hình thành cơ quan quyền lực nhà nước?

A. Khiếu nại và tố cáo. B. Bầu cử và ứng cử.

C. Tham gia quản lí xã hội. D. Tự do ngôn luận, báo chí.

Câu 82. Bất cứ công dân nào điều khiển xe gắn máy vào đường ngược chiều đều bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm

A. pháp lí.                   B. cá nhân.                      C. xã hội.                    D. cộng đồng.

Câu 83. Bắt người phạm tội quả tang là công dân thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về

A. địa vị. B. danh tính. C. đời tư. D. thân thể.

Câu 84. Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về

A. cơ hội học tập.          B. nhu cầu hưởng thụ.        C.mức thuế thu nhập.        D. phát triển kĩ năng.

Câu 85. Quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa

A. cộng đồng và cá nhân. B. nhà nước và công dân.

C. nhà nước và xã hội. D. cộng đồng và đoàn thể.

Câu 86. Phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt lớp là học sinh thực hiện quyền

A. chủ động phán quyết.        B. tự do ngôn luận.       C. tích cực đàm phán.         D. công khai phê bình.

Câu 87. Tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng là công dân thực hiện quyền được

A. điều phối. B. đãi ngộ. C. phát triển. D. đầu tư.

Câu 88. Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp giáo dục con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong

A. môi trường xã hội. B. định hướng nghề nghiệp.

C. quan hệ nhân thân. D. phạm vi gia tộc.

Câu 89. Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. phổ biến nội quy. D. thực hiện nội quy.

Câu 90. Theo quy định của pháp luật, bất cứ công dân nào cũng được

A. tham gia nghĩa vụ quân sự. B. thay đổi loại hình doanh nghiệp.

C. học thường xuyên, học suốt đời. D. đăng kí chuyển nhượng bản quyền.

Câu 91. Quyền sáng tạo có nghĩa là mọi công dân được tự do

A. chuyển giao công nghệ. B. cung cấp phần mềm.

C. nghiên cứu khoa học. D. lựa chọn ngành nghề.

Câu 92. Việc thu chi các khoản đóng góp cho hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phải được phụ huynh học sinh

A. xem xét, giải quyết. B. lĩnh hội, điều phối.

C. tham vấn, thẩm định. D. giám sát, kiểm tra.

Câu 93. Để thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình công dân cần dựa vào

A. pháp luật của nhà nước. B. quy ước của cộng đồng.

C. chuẩn mực của đạo đức. D. giá trị của truyền thống.

Câu 94. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nơi bán hàng là công dân đã vi phạm pháp luật

A. hành chính. B. dân sự. C. lao động. D. kinh doanh.

Câu 95. Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều được thành lập doanh nghiệp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực

A. công vụ. B. kinh doanh. C. dân sự. D. việc làm.

Câu 96. Để mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện

A. phương pháp tiếp cận.         B. hệ thống pháp luật.       C. thể chế chính trị     D. quy trình giám sát

Câu 97. Hình thức văn bản nào dưới đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Quy chế hoạt động của khu dân cư.              B. Thông tư của Bộ trưởng.

C. Nghị định của Thủ tướng Chính phủ.            D. Quyết định của Chủ tịch nước.

Câu 98. Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tự ý nghỉ việc             B. Cổ vũ đánh bạc.           C. Lấn chiếm vỉa hè           D. Sử dụng ma túy

Câu 99. Công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý phá khóa vào nhà người khác để

A. dập tắt đám cháy.         B. thăm dò tin tức.       C. giải cứu người bị nạn.          D. bắt tội phạm truy nã.

Câu 100. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nội dung cơ bản của pháp luật về

A. quy trình bảo hiểm.      B. lĩnh vực xã hội.      C. lựa chọn dịch vụ y tế.   D. áp dụng chính sách bảo trợ.


 

Câu 101. Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu?

A. Cảnh sát khu vực. B. Cán bộ thanh tra liên ngành.

C. Thủ trưởng cơ quan nhà nước. D. Nhân viên hòa giải.

Câu 102. Công dân thực hiện quyền được phát triển trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đăng kí bản quyền.

 

B. Tuyển dụng chuyên gia.

C. Bồi dưỡng tài năng.

 

D. Sáng tác âm nhạc.

 

Câu 103. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ không được tạo cho con

 

A. áp lực.

B. thử thách.

C. cơ hội.

D. kì vọng.

Câu 104. Chị T tự nhận là bạn của con trai bà H và lừa của bà 100 triệu đồng rồi bỏ trốn. Trong trường hợp này, chị T đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính.

Câu 105. Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Điều chỉnh pháp luật.

Câu 106. H và M là nhân viên bán hàng cho công ty dược phẩm C. Cả hai cùng đạt doanh thu cao nên đều được đề nghị khen thưởng nhưng do làm mất lòng con trai giám đốc, H bị loại khỏi danh sách trên. Trong trường hợp này, Giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động. B. Kinh doanh. C. Hành chính. D. Dân sự.

Câu 107. Sau giờ học, thấy A và các bạn cùng lớp vẫn tụ tập chơi đá bóng trong sân trường nên nhân viên bảo vệ tiện tay cầm quyển sổ trực gõ vào đầu A yêu cầu cả nhóm giải tán. B chụp được hình ảnh đó đã chia sẻ trên mạng xã hội. Khi bị Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường dùng bức ảnh đó gây sức ép, Hiệu trưởng buộc phải ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bảo vệ. Trong trường hợp này, bảo vệ cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp?

A. Đàm phán. B. Tố cáo. C. Khiếu nại. D. Tham vấn.

Câu 108. Phát hiện A đang bẻ khóa để lấy trộm xe máy, công an viên B xông vào bắt giữ rồi đưa người và tang vật về trụ sở Công an phường. Vì A kháng cự quyết liệt, anh B đã buông lời nhục mạ và đánh gãy tay A. Trong trường hợp này, anh B không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tính mạng. B. Được bảo hộ về nhân phẩm.

C. Được bảo hộ về sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 109. Chị C là nhân viên bán hàng của công ty X nhưng thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng khiến doanh thu của đơn vị bị ảnh hưởng. Chị C phải chịu trách nhiệm pháp lí

nào dưới đây?

A. Kỉ luật. B. Cải chính. C. Hành chính. D. Lao động.

Câu 110. Trong quá trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh H là nhân viên dưới quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Giám đốc T luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì mang ơn Giám đốc, anh H buộc phải đồng ý. Giám đốc T đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Phổ thông. B. Bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.

Câu 111. Sau khi trúng xổ số 1 tỉ đồng, anh S đã lập tức hoàn thiện hồ sơ cho con gái học lớp 9 đi du học mặc dù vợ, con anh đều phản đối. Trong trường hợp này, anh S đã vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Tài sản. B. Nhân thân. C. Nhân sự. D. Tài chính.

Câu 112. Chị A và chị B cùng đăng kí làm đại lí bán hàng cho doanh nghiệp tư nhân Z. Biết hồ sơ của chị A đầy đủ, đúng quy định, chị B rất lo lắng vì mình thiếu một số chứng chỉ quan trọng. Do có tình cảm riêng nên Giám đốc chỉ phê duyệt hồ sơ của chị B. Trong trường hợp này, chị A bị vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh doanh. B. Hành chính. C. Lao động. D. Công vụ.

Câu 113. Bạn T viết bình luận, đưa ra quan điểm của mình về hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia 2017 trên cổng thông tin điện tử của Bộ giáo dục và Đào tạo. Bạn T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tự do ngôn luận. B. Thay đổi phương thức giáo dục.

C. Tham gia quản lí nhà nước. D. Tích cực đàm phán.

Câu 114. Không bằng lòng với cách thức khắc phục sự cố môi trường của nhà chức trách, người dân xã X đồng loạt tràn ra đường quốc lộ để phản đối làm giao thông bị ùn tắc kéo dài. Trong trường hợp này, người dân xã X đã vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?

A. Đàm phán. B. Thuyết phục. C. Khiếu nại. D. Tố cáo.

Câu 115. Bệnh viện X đã nâng cấp hệ thống xử lí rác thải đạt chuẩn theo quy trình của Nhật Bản là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây?


 

A. Tiết kiệm năng lượng. B. Nghiên cứu khoa học.

C. Cân bằng sinh thái. D. Bảo vệ môi trường.

Câu 116. Thấy N hát hay, nhà trường đã tạo điều kiện cho em tham gia diễn đàn âm nhạc để có cơ hội được học hỏi giao lưu với các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Trong trường hợp này, N đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Phát triển. B. Học tập. C. Sáng tạo. D. Tham vấn.

Câu 117. Vô tình phát hiện bố rút tiền của công ty gia đình để mua nhà cho người tình đúng lúc chuẩn bị đi du học, K chán nản nên thường xuyên đến các vũ trường để giải khuây. Tại đây K đã bị X dụ dỗ uống rượu say và ép quan hệ tình dục. Mẹ K lo lắng nên đã đặt cọc 300 triệu cho ông L nhờ chạy học bổng chính phủ cho con đi du học. Trong trường hợp này, hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo?

A. Mẹ K, X và ông L. B. X và ông L.

C. Bố mẹ K, X và ông L. D. Mẹ con K và ông L.

Câu 118. Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Vợ chồng Giám đốc. B. Giám đốc X và cô V.

C. Vợ chồng Giám đốc X và cô V. D. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.

Câu 119. Ông A có con gái tên T đang học lớp 11 đã đạt giải học sinh giỏi quốc gia năm học 2017. Khi biết tin T yêu H là thanh niên không nghề nghiệp lại nghiện hút, ông A đã rất bất ngờ. Ông vừa tìm cách giám sát con gái chặt chẽ, vừa thuê D đánh H. Trong một lần ông A về quê, T rủ H đến nhà chơi. Thấy trên bàn trang điểm có chiếc nhẫn kim cương, H lấy trộm và mang bán được 500 triệu đồng rồi xui người yêu cùng bỏ trốn. Trong trường hợp trên, những ai phải chịu trách nhiệm

pháp lí?

A. Ông A, D và H. B. Ông A, D, H và T. C. Ông A, D và T. D. Ông A, T và H.

Câu 120. Chị Y đã nhờ anh K sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của chị Y có nhiều mẫu thiết kế mới, anh K đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự và nhờ X làm môi giới để bán những mẫu đó cho công ty thời trang Z. Vì mẫu đẹp, K và X đã được trả một khoản tiền lớn. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Anh K và công ty Z.          B. Anh K.           C. Anh K, X và công ty Z.        D. Anh K và anh X.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO GDCD

 

81A

82A

83D

84A

85C

86B

87C

88C

89A

90C

91C

92C

93A

94A

95B

96B

97A

98D

99B

100D

101A

102C

103A

104B

105B

106C

107A

108D

109C

110A

111B

112B

113A

114C

115D

116A

117A

118B

119A

120B

 

nguon VI OLET