Đề CX 03

Câu 1: X là một tripeptit, Y là một pentapeptit, đều mạch hở. Hỗn hợp Q gồm X;Y có tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam hỗn hợp Q bằng H2O (xúc tác axit) thu được 178,5 gam hỗn hợp các aminoaxit. Cho 149,7 gam hỗn hợp Q vào dung dịch chứa 1 mol KOH ; 1,5 mol NaOH, đun nóng hỗn hợp để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Tng khi lượng cht tan trong dung dịch A có giá trị  là:

      A. 185,2 gam.  B. 199,8 gam.  C. 212,3 gam.  D. 256,7 gam. 

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 2 anđehit no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 0,5 mol CO2. Mặt khác, cho 0,15 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam Ag và dung dịch chứa m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:

A. 9,1 gam.    B. 5,25 gam. C. 5,4 gam. D. 4,55 gam.

Câu 3: Cho các chất: Phenol; axit acrylic; axit axetic ; triolein; vinylclorua; axetilen; và tert-butylaxetat. Trong các chất trên số chất làm mất màu dung dịch brom là:

     A. 3.                 B. 4.                  C. 5.                       D. 6.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết nhỏ hơn 3), thu được thể tích CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (đo cùng điều kiện). Y là axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp của axit tạo nên este X. Cho 26,1 gam hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng hoàn toàn với 450 ml dung dịch KOH 1M đun nóng thu được dung dịch F. Cô cạn F thu được 39,9 gam chất rắn khan. Công thức của Y là.

     A. CH3COOH  B. HCOOH  C. C2H5COOH  D. C3H7COOH

Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng:

     A. HCl; KI và CuSO4 là các chất điện ly mạnh.               B. Ancol etylic nguyên chất không dẫn điện.  

     C. Trong dung dịch HF 0,01M có (H)+=10-2M.               D. KOH (rắn, khan) không dẫn điện.

Câu 6: Cho các thí nghiệm sau:

 (1) C + CO2     (2) C2H4 + KMnO4 + H2O

 (3) CH3CHO + Cu(OH)2/NaOH   (4) CH4 + Cl2

 (5) Na2SO3 + H2SO4 (đặc, nóng)   (6) Cl2 + NaOH

 (7) Glucozơ (C6H12O6) + Cu(OH)2   (8) cao su buna-S + Br2 (dd)

Số phản ứng thuộc loại oxi hóa - khử là.

     A. 5             B. 7       C. 4            D. 6

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam hrocacbon X, toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thu được tăng 19,3 gam. Clo hóa X với tỉ lệ mol 1 : 1 thu được 3 monoclo có cùng đồng phân cấu tạo. Tên gọi của X là.

    A. pentan.           B. 2,2-đimetyl butan.     C. isobutan.                      D. isopentan.

Câu 8: X là tetrapeptit; Y là tripeptit (X, Y đều được tạo bởi một loại -amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,88 gam. Mặt khác đốt cháy 45,3 gam X cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V là.                                  

      A. 50,40 lít.          B. 49,28 lít .                   C. 100,8 lít.          D. 97,44 lít.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 32,79 gam hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 vào nước dư thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho 180 ml dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.

     A. 34,95 gam.         B. 50,55 gam.      C. 41,94 gam.  D. 52,11 gam.

Câu 10: Cho phản ứng:

Khi hệ số của các chất trong phương trình là tối giản, tổng hệ số của FeSO4 và NaHSO4 có giá trị là:

     A. 4.           B. 7.       C. 10.   D. 13.

Câu 11: Cho 2 lít dung dịch KOH có pH=13 vào 3 lít dung dịch HCl có pH=2,đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Độ pH của dung dịch Y có giá trị là:

     A. 12,53.          B. 2,40.        C. 3,20.    D. 11,57.

Câu 12: Cho các chất: CaCO3; KOH; KI; KMnO4; Si; Na; FeSO4; MnO2; Mg; Cl2. Trong các chất trên có bao nhiêu chất có khả năng phản ứng được với dung dịch HBr mà trong đó HBr đóng vai trò là chất khử?

     A. 2.           B. 3.        C. 4.                  D. 5.

Câu 13: Tỉ lệ khối lượng của oxit cao nhất một nguyên tố R với hợp chất với hiđro của nó là 6,353. Từ đơn chất R để điều chế hiđroxit cao nhất của R, trong công nghiệp, số phản ứng tối thiểu người ta thực hiện là:

     A. 1                                   B. 4                                            C. 3                                           D. 2


Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 0,4mol CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 lấy dư. Khối lượng kết tủa tạo ra là:

     A. 39,4 gam.           B. 59,1 gam.        C. 78,8 gam.      D. 89,4 gam.

Câu 15: Dung dịch X chứa NaHCO3 và Na2CO3. Dung dịch Y chứa HCl 1,5M và H2SO4 1,0M.

Thực hiện 2 thí nghiệm sau:

 + cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thu được 5,6 lít CO2 (đktc).

 + cho từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Cho Ba(OH)2 vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.

     A. 52,85 gam.         B. 62,70 gam.         C. 92,25 gam.        D. 121,80 gam.

Câu 16: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch X trong suốt. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 60 ml. Mặt khác cho từ từ đến hết 260 ml hoặc 420 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đều thu được lượng kết tủa như nhau. Giá trị m là.

     A. 31,38 gam         B. 19,14 gam         C. 22,20 gam        D. 27,93 gam

Câu 17: Có các nhận xét sau về N và hợp chất của nó:

  1) N2 tương đối trơ về hoạt dộng hóa học ở điều kiện thường vì trong phân tử có một liên kết ba bền.

  2) Khí NH3 tan tốt trong H2O tạo được dung dịch có môi trường bazơ.

  3) HNO3 được tạo ra khi cho hỗn hợp khí (NO2 và O2) sục vào H2O.

  4) Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa.

  5) Khi sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng hoàn toàn thu dược kết tủa màu xanh.

  6) Trong công nghiệp NH3 được tạo ra khi cho N2 phản ứng với H2.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:

      A. 2.          B. 3.          C. 4.        D. 5.

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

   (1) Oxi hóa không hoàn toàn etanol là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.

   (2) Phenol tan ít trong nước cũng như trong etanol.

   (3) Các chất CH3NH2, C2H5OHNaHCO3 đều có thể phản ứng với axit fomic trong điều kiện thích hợp.

   (4) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol dễ hơn benzen.

   (5) Khi đun nóng hỗn hợp gồm phenol và axit axetic với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được phenyl axetat.

   (6) Phenol có tính axit nên còn gọi là axit phenic nên phản ứng được với natri hydrocacbonat.

Số phát biểu đúng là.

     A. 2            B. 4            C. 3           D. 5

Câu 19: Cân bằng hóa học sau thực hiện trong bình kín:

Tác động nào sau đến hệ cân bằng trên để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

      A. Tăng nhiệt độ của hệ.                        B. Giảm áp suất của hệ

      C. Làm giảm nồng đ của chất B.                       D. Cho thêm chất A vào hệ.

Câu 20: Cho tan hoàn toàn 16,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong 290 ml dung dịch HNO3, thu được khí NO duy nhất và dung dịch Y không chứa muối amoni. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y, cần 5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 64,06 gam chất rắn Z. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là:

A. 2 M                     B. 1 M                       C. 4 M                          D. 3 M

Câu 21:  Hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Người ta cho thêm 10 gam MnO2 vào 39,4 gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung dịch AgNO3 lấy dư thu được 67,4 gam chất rắn. Lấy 1/3 khí P sục vào dung dịch chứa 0,5 mol FeSO4 và 0,3 mol H2SO4 thu được dd Q. Cho dd Ba(OH)2 ly dư vào dung dịch Q  thu được a gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn, Giá trị của a là:

     A. 185,3       B. 197,5           C. 212,4               D. 238,2

Câu 22: Cho các chất : KNO3; Cr(OH)2; Al2O3; FeO; Al; Na; Si; MgO; KHCO3 và KHS. Trong các chất trên số chất vừa có thể tan trong dd NaOH, vừa có thể tan trong dd HCl là:

     A. 3       B. 4            C. 5   D. 6

Câu 23: Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Hòa tan hết 22,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 (loãng) thu được dd Y và 13,44 lít H2 ở đktc. Cho dd Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 lấy dư thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là:

     A. 197,5 gam                 B. 213,4 gam          C. 227,4 gam  D. 254,3 gam.

Câu 24: Có các hiđrocacbon : propen; xiclopropan; cumen; stiren; xiclohexan và buta-1,3-đien. Trong các hiđrocacbon trên số chất có khả năng phản ứng với dung dịch Br2 là:

     A. 3       B. 4            C. 5   D. 6


Câu 25: Số dẫn xuất là đồng phân cấu tạo của nhau, có cùng công thức phân tử C4H9Br là:

     A. 2        B. 3            C. 4   D. 5

Câu 26: Cho hỗn hợp X gồm 0,5 mol C2H2; 0,8 mol C3H6; 0,2 mol C2H4 và 1,4 mol H2 vào một bình kín chứa Ni (xúc tác). Nung bình đến nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Z có tỷ khối so với H2 bằng 14,474. Hỏi 1/10 hỗn hợp Z làm mất màu vừa đủ bao nhiêu lít dd Br2 0,1M?

     A. 0,1 lít       B. 0,6 lít           C. 0,8 lít                 D. 1 lít

Câu 27: Hỗn hợp X gồm metanal và etanal . Cho 10,4 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 108 gam kết tủa. Hỏi 10,4 gam hỗn hợp X phản ứng được tối đa với bao nhiêu lít H2 ở đktc (xúc tác Ni, to)

     A. 8,96 lít        B. 11,2 lít           C.4,48 lít                D. 6,72 lít

Câu 28: X là hỗn hợp gồm axit cacboxylic đơn chức Y và ancol no Z, đều mạch hở và có cùng số cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 12,6 gam O2, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,85 gam nước. Este hóa hoàn toàn 0,2 mol X thì khối lượng este tối đa thu được là:

A. 12,50 gam                 B. 8,55 gam                        C. 10,17 gam                       D. 11,50 gam

Câu 29: Hỗn hợp X (Na, K, Ba) trong X có số mol của Ba bằng một nửa số mol của hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tan hết trong H2O, thu được dd Y và khí H2. Cho toàn bộ khí H2 tạo ra đi qua một ống chứa 0,3 mol CuO và 0,2 mol FeO nung nóng, sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn trong ống. Đem toàn bộ dung dịch Y cho vào một dung dịch chứa 0,2 mol HCl, 0,02 mol AlCl3 và 0,05 mol Al2(SO4)3 thu được y gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của y là

     A. 41,19       B. 52,30           C. 37,58                 D. 58,22

Câu 30: Cho các nhận xét sau:

    (1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.

    (2) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

    (3) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr-Gly có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.

   (4) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.

   (5) Liên kết giữa các phân tử aminoaxit ở trạng thái rắn là liên kết hiđro.

Số nhận xét đúng

     A. 2                                 B. 3                                    C. 4                              D. 1

Câu 31: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và KCl . Cho 80,7 gam X tan hết vào H2O thu được dd Y. Điện phân dung dịch Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở hai cực thì dừng điên phân, thấy số mol khí thoát ra ở anot bằng 3 lần số mol khí thoát ra từ catot. Lấy ½ dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch AgNO3  dư thu được y gam kết tủa. Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của y là:

     A. 86,1        B. 53,85           C. 43,05                  D. 29,55

Câu 32: Este X mạch hở có tỷ khối hơi so với H2= 50. Khi cho X tác dụng với dd KOH thu được một ancol Y và một muối Z. Số nguyên tử cacbon trong Y lớn hơn số nguyên tử cacbon trong Z. X không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Nhận xét nào sau đây về X, Y, Z là không đúng?

     A. Cả X, Y đều có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 (loãng, lạnh)

     B. Nhiệt độ nóng chảy Z > Y.

     C. Trong X có 2 nhóm (-CH3)

     D. khi đốt cháy X tạo số mol H2O < số mol CO2.

Câu 33: Số amin bậc hai là đồng phân của nhau, có cùng công thức phân tử C5H13N là:

     A. 4          B. 5           C. 6      D. 7

Câu 34:  X là một ancol, khi đun X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 180oC thu được 3 anken đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn 0,23 mol hỗn hợp Q gồm X và axit pentanoic cần x mol O2. Đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 lấy dư thu được 200,94 gam kết tủa và khối lượng dd bazơ giảm y gam. Giá trị tương ứng của x, y lần lượt là:

     A. 1,11 và 125,61        B. 1,43 và 140,22           C. 1,71 và 98,23                   D. 1,43 và 135,36

Câu 35: X, Y là 2 hợp chất hữu cơ, mạch hở có hơn nhau một nguyên tử cacbon, thành phần chỉ gồm C, H, O. MX > MY. Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol hỗn hợp Q gồm X và Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào một dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2, 0,1 mol KOH sau hấp thụ thu được 39,4 gam kết tủa. Khi cho 0,34 mol hỗn hợp Q vào một dung dịch chứa 0,35 mol KOH đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch không còn bazơ. Tỷ khối của X so với Y nhận giá trị nào sau đây?

      A. 1,438         B. 2,813           C. 2,045                    D. 1,957

Câu 36: Chất hữu cơ X thành phần gồm (C, H, O) trong phân tử chứa vòng benzen. Khối lượng mol của X bằng 124. X có khả năng phản ứng được với dung dịch Br2 và dung dịch KOH. Khi cho 0,1 mol X phản ứng hoàn toàn với Na lấy dư thì tạo ra 0,1 mol H2. Có bao nhiêu chất hữu cơ có công thức cấu tạo khác nhau thỏa mãn các tính chất trên của X?

      A. 7          B. 9           C. 11         D. 12.


Câu 37: Cho xiclopropan tác dụng với dung dịch Br2, thu được chất X . Cho X tác dụng với dd KOH thu được ancol Z . Nhận xét nào sau đây không đúng với Z?

      A. Z không được tạo ra trực tiếp từ anken          B. Z là một ancol no, mạch hở

      C. Z tan tốt trong H2O            D. Z tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam.

Câu 38: Cho 0,4 mol axit isobutiric vào một bình chứa 0,6 mol ancol etylic và một ít H2SO4 xúc tác. Đun nóng bình để phản ứng este hóa xảy ra với hiệu suất bằng 60%. Khối lượng este được tạo ra có giá trị là:

      A. 22,56gam       B. 27,84 gam          C. 32,22gam       D. 41,17gam

Câu 39: Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch X vào 150 ml dung dịch HCl 1,5M và H2SO4 1M thoát ra 6,72 lít CO2 (đktc). Cho BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được 49,725 gam kết tủa. Giá trị của V là.

      A. 8,96 lít         B. 11,20 lít            C. 10,08 lít       D. 7,84 lít

Câu 40: Cho các chất: etilen glycol, axit fomic, ancol etylic, glixerol, axit oxalic, ancol benzylic, tristearin, etyl axetat và mantozơ. Trong các chất trên số chất có khả năng phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là:

      A. 4          B. 5            C. 6         D. 7

Câu 41: Làm lạnh 141,44 gam dung dịch bão hòa NaCl ở 1000C xuống 200C thấy có 18,45 gam NaCl.xH2O kết tinh. Biết rằng độ tan của NaCl ở 1000C là 39,1 gam và độ tan của NaCl ở 200C là 35,9 gam. Giá trị của x là:

      A. 10                     B. 8                        C. 7                                  D. 5

Câu 42: Nhận xét nào không đúng về Cr và hợp chất của Cr?

      A. Cr(OH)2 là hợp chất lưỡng tính.

      B. Khi phản ứng với Cl2 trong dung dịch KOH, ion CrO2- đóng vai trò là chất khử.

      C. Màu dung dịch K2Cr2O7 bị biến đổi khi cho thêm dung dịch KOH vào.

      D. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 ở điều kiên thường.

Câu 43: Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Nhận xét nào sau về kim loại X là đúng?

     A. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu.            B. X là kim loại nhẹ hơn so với H2O.

     C. X tan trong cả dung dịch HCl và dung dịch NH3. D. Fe được tạo ra khi nung hỗn hợp Fe2O3, X ở nhiệt độ cao.

Câu 44: Hấp thụ hết x lít CO2 ở đktc vào một dung dịch chứa 0,4 mol KOH, 0,3 mol NaOH, 0,4 mol K2CO3 thu được dung dịch Y .Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được 39,4gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của x là:

      A. 20,16 lít        B. 18,92 lít               C. 16,72 lít        D. 15,68 lít.

Câu 45: Có các nhận xét sau:

      1. Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.              2. Độ cứng của Cr > Al.

      3. Cho K vào dung dịch CuSO4 tạo được Cu.               4. Về độ dẫn điện: Ag > Cu > Al.

     5. Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:

      A. 3         B. 4                C. 1          D. 2

Câu 46: A là 1 oleum chứa 37,21% lưu huỳnh (về khối lượng). Khối lượng của A cần thêm vào 100 ml dung dịch H2SO4 98% (D = 1,82 g/ml) để thu được 1 loại oleum chứa 20% SO3 về khối lượng là:

      A.  222,24 gam              B. 137,64 gam                        C. 125,11 gam                     D. 264,75 gam     

Câu 47: Hiđrocacbon X tác dụng với O2 (to, xt) được chất Y. Cho Y tác dụng với H2 thu được chất Z . Cho Z qua chất xúc tác thích hợp thu được hiđrocacbon E, là monome để tổng hợp cao su buna. Nhận xét nào sau về X, Y, Z, E  không đúng?

      A. X phản ứng được với H2O tạo Z.                 B. Y là hợp chất no, mạch hở.

      C. E có thể tạo ra trực tiếp từ butan.                        D. X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa.

Câu 48: Ancol X tác dụng được với Cu(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần x lít O2 đktc, thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Giá trị của m và x tương ứng là:

      A. 9,2 và 8,96       B. 12,4 và 13,44  C. 12,4 và 11,2                      D. 9,2 và 13,44

Câu 49: Chất nào sau không điều chế trực tiếp được ancol sec-butylic?

      A. But-1-en        B. but-2-en               C. 1,2- điclobutan         D. 2-clobutan.

Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng:

   A. Các chất béo lỏng thường không chứa các gốc axit béo no. 

   B. Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.

   C. So với các ancol có cùng số cacbon, các este thường có nhiệt độ sôi cao hơn do phân tử khối lớn hơn.

   D. Các este thường không độc và có mùi thơm dễ chịu.

nguon VI OLET