NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2008 – 2009
 
Năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định áp dụng hình thức thi tự luận cho kiểm tra học kỳ tất cả các môn, trong đó có môn Ngữ văn. Vì vậy, cấu trúc của đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 11, học kỳ I, năm học 2008 – 2009 có thể được ra dưới dạng như sau :
* Cấu trúc đề thi bao gồm khoảng 2 câu tự luận :
- Câu 1 (2 điểm – 3 điểm) : Nội dung có thể là một hoặc một số vấn đề như sau :
   + Những hiểu biết về tác giả, tác phẩm : nội dung này nhằm để kiểm tra những thông tin cần thiết về tác giả, tác phẩm có trong chương trình và SGK Ngữ văn lớp 11 đã học.
   Để làm tốt phần này, học sinh cần chú ý tìm hiểu các nguồn kiến thức sau :
   . Các mục Tiểu dẫn trước văn bản đọc - hiểu trong SGK.
   . Các bài khái quát về tác gia (Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao…), chú ý nắm các sự kiện, chi tiết trong cuộc đời và sự nghiệp của tác giả có liên quan đến việc đọc hiểu văn bản.
   . Bài giảng của thầy, cô giáo trên lớp.
   + Cảm nhận về một đoạn thơ, đoạn văn
    Để làm tốt phần này học sinh cần nắm vững đặc sắc về nội dung và nghệ thuật những tác phẩm đã học; trình bày những suy nghĩ, phát hiện riêng của mình nhưng phải phù hợp, có cơ sở, tránh suy diễn chủ quan, áp đặt.
   + Một số khái niệm, thuật ngữ văn học quen thuộc : đó là các thuật ngữ liên quan đến thể loại và những thuật ngữ xung quanh tác phẩm văn học.
     Để làm tốt phần này học sinh cần chú ý tìm hiểu từ các nguồn kiến thức sau :
     . Các mục tri thức đọc hiểu trong sách Ngữ văn Nâng cao.
     . Các mục Tiểu dẫn trong sách Ngữ văn.
     . Từ điển thuật ngữ văn học.
     . Bài giảng của thầy, cô giáo trên lớp.
   + Những hiểu biết về tiếng Việt : chủ yếu là tri thức về các bài Tiếng Việt đã học trong chương trình như : Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân; Thực hành về thành ngữ, điển cố; Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng;  Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu…
     Để làm tốt phần này hs cần chú ý nắm chắc phần ghi nhớ Sgk sau mỗi bài học; vận dụng lí thuyết đã học để làm các bài tập thực hành trong Sgk, sách Bài tập…
 
-        Câu 2 (7 điểm – 8 điểm) : Có thể là viết bài nghị luận xã hội hoặc bài nghị luận văn học hoặc cho hai câu hỏi, một câu nghị luận văn học và một câu nghị luận xã hội, chọn một trong hai câu.
      Đối với bài nghị luận xã hội (vận dụng các thao tác lập luận đã học), có thể là một trong những dạng đề như sau :
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Để viết được bài nghị luận xã hội hay, học sinh cần huy động và vận dụng khá nhiều kiến thức như hiểu biết về chính trị, xã hội, cuộc sống, thiên nhiên, con người…Chú ý vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học như : phân tích, so sánh…để làm rõ vấn đề.
 
Đối với bài nghị luận văn học. Phân tích, cảm thụ văn bản văn học. Nhìn chung có các dạng đề nghị luận văn học chủ yếu như sau:
+ Nghị luận về một tác phẩm - đoạn trích trữ tình (chủ yếu là thơ).
+ Nghị luận về một tác phẩm - đoạn trích tự sự (chủ yếu là truyện ngắn, tiểu thuyết).
+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (một ý kiến về lịch sử văn học hoặc lí luận văn học).
Để viết tốt bài văn nghị luận văn học, học sinh cần chú ý nắm chắc nội dung, nghệ thuật tác phẩm - đoạn trích;
Cần học thuộc lòng các bài thơ, khổ thơ tiêu biểu, nhớ một số trích dẫn tiêu biểu trong tác phẩm văn xuôi để làm dẫn chứng;
Đối với thơ cần chú ý : từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhịp điệu, vần, đối, các biện pháp tu từ…;
 Đối với tác phẩm văn xuôi cần chú ý : đề tài, chủ đề, nhân vật, cốt truyện, các chi tiết, sự kiện, ngôn ngữ, tình huống truyện, không gian và thời gian nghệ thuật, nghệ
nguon VI OLET