Đề cương ôn thi HK I môn Địa Lý 6
Câu 1:Trình bày vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất?
- Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa của vị trí thứ ba là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời.
- Trái Đất có hình cầu. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất.
Câu 2: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì?
- Kinh tuyến: là đường nối cực Bắc đến cực Nam Trái đất có độ dài bằng nhau.
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0o, đi qua đài thiên văn Grin-Uyt (ngoại ô Luân Đôn – nước Anh)
- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180o
- Vĩ tuyến: Là những đường vĩ tuyến vuông góc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc được đánh sồ 0o còn được gọi là đường xích đạo.
- Công dụng của Kinh tuyến và vĩ tuyến là dùng để xác định vị trí của mọi điểm trên bề mặt trái đất.
* Quả địa cầu có:
- 181 vĩ tuyến
- 360 kinh tuyến
Câu 3: Trên quả địa cầu nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
- Nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuyến.
- Nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì:
+ Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc.
+ Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam.
Câu 4: Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ là gì?
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất.
- Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao.
- Tỉ lệ bản đồ có 2 dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Có 3 cấp bậc bản đồ: Tỉ lệ lớn ( trên 200.000), tỉ lệ trung bình (từ 200.000 đến 1.000.000), tỉ lệ nhỏ ( trên 1.000.000).


* Làm bài tập về tỉ lệ bản đồ:
Nhớ công thức S= L*A
S là khoảng cách thực tế.
L là khoảng cách trên bản đồ.
A là tỉ lệ bản đồ.
+ Ví dụ 1:Bản đồ có tỉ lệ 1:200.000, Vậy 2cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu Km ngoài thực tế?
S= L*A( S= 2* 200.000= 400.000cm=4Km.
Vậy 1 cm trên bản đồ ứng với 4 Km ngoài thực tế.
+ Ví dụ 2: Cho biết khoảng cách thực tế là 20Km, khoảng cách trên bản đồ là 5 cm. Tinhs tỉ lệ bản đồ?
Đổi 20 Km= 2.000.000 cm
S= L*A( A=S/L(A= 2.000.000/5=400.000cm.
(Vậy, Tỉ lệ bản đồ là 1:400.000
+ Ví dụ 3: Cho biết khoảng cách thực tế là 10Km, tỉ lệ bản đồ là 1:200.000. Tính khoảng cách trên bản đồ?
Đổi 10 Km= 1.000.000 cm
S=L*A( L=S/A( L=1.000.000/200.000=5 cm.
Vậy độ dài trên bản đồ là 5 cm.
Câu 4: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ?
- Xác định dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến:
+ Đầu trên của kinh tuyến là hướng Bắc, đầu dưới của kinh tuyến là hướng Nam.
+ Bên phải vĩ tuyến là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
- Đối với các bản đồ không thể hiện kinh tuyến và vĩ tuyến ta phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
Câu 5: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí?
- Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là tọa độ địa lý.
Ví dụ: Tọa độ của điểm C ( 200T
nguon VI OLET