ĐỀ SỐ 01


KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Na+. B. Mg2+. C. Cu2+. D. Ag+.
Câu 2: Sử dụng kim loại nào sau đây để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thuỷ luyện?
A. Na. B. Ag. C. Ca. D. Fe.
Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 4: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaNO3. D. KHCO3.
Câu 5: Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,... Thành phần chính của đá vôi là
A. MgCO3. B. FeCO3. C. CaCO3. D. CaSO4.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 7: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion
A. Ca2+, Mg2+. B. . C. . D. Ba2+, Mg2+.
Câu 8: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: 
A. KOH. B. K2CO3. C. KCl. D. KHSO4.
Câu 9: Hợp chất sắt(III) sunfat có công thức là
A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 10: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không tạo ra cùng một muối là
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Zn.
Câu 11: Kết tủa Fe(OH)2 sinh ra khi cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch
A. HCl. B. NaOH. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 12: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. NH3. C. H2SO4 loãng. D. NaCl.
Câu 13: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. HCl. B. CH3COOH. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 14: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit fomic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOCH3. C. HCOOC3H7. D. HCOOC2H5.
Câu 15: Chất béo (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là
A. triolein. B. trilinolein. C. tristearin. D. tripanmitin.
Câu 16: Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là
A. 20. B. 22. C. 24. D. 18.
Câu 17: Ở điều kiện thích hợp, amino axit tác dụng với chất nào sau đây tạo thành muối amoni?
A. NaOH. B. HCl. C. CH3OH. D. KOH.
Câu 18: Amino axit nào sau đây có 5 nguyên tử cacbon?
A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.
Câu 19: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là
A. polietilen. B. poli (vinylclorua). C. cao su lưu hóa. D. amilopectin.

Câu 20: Chất nào sau đây không tác dụng được với H2 (to, Ni)?
A. Etilen. B. Axetilen. C. Buta-1,3
nguon VI OLET