SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Kim loại nào sau đây không tan được trong H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Fe.
Câu 42: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Al. B. Fe. C. K. D. Ba.
Câu 43: Natri cacbonat còn có tên gọi khác là sođa. Công thức của natri cacbonat là
A. Na2SO3. B. NaCl. C. Na2CO3. D. NaHCO3.
Câu 44: Metyl fomat có công thức cấu tạo là
A. HCOOCH3. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. CH3COOCH3.
Câu 45: Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. HCl. B. NaCl. C. Na3PO4. D. H2SO4.
Câu 46: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tính chuyển màu xanh?
A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOH. D. HCl.
Câu 47: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. CH4. B. CO2. C. N2. D. Cl2.
Câu 48: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là
A. FeCl3. B. MgCl2. C. CuCl2. D. FeCl2.
Câu 49: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Cr B. Hg. C. Li. D. Ag.
Câu 50: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 51: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nilon-6. B. Tơ tằm. C. Tơ nitron. D. Tơ visco.
Câu 52: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al?
A. HCl. B. NaOH. C. HNO3 loãng. D. NaCl.
Câu 53: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
B. Đốt dây magie trong bình bình đựng khí O2.
C. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm.
D. Nhúng thanh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 17,92 lít. B. 4,48 lít. C. 11,20 lít. D. 8,96 lít.
Câu 55: Hoà tan hoàn toàn 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thu được V lít khí. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 1,12. D. 4,48.
Câu 56: Trieste X tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. X là
A. C17H35COOCH3. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. C17H33COOCH3. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 57: Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là
nguon VI OLET