Bài 37/2000 - Số siêu nguyên tố

(Dành cho học sinh THCS)

Số siêu nguyên tố là số nguyên tố mà khi bỏ  một số tuỳ ý các chữ số bên phải của nó thì phần còn lại vẫn tạo thành một số nguyên tố.

Ví dụ 7331 là một số siêu nguyên tố có 4 chữ số vì  733, 73, 7 cũng là các số nguyên tố.

Nhiệm vụ của bạn là viết chương trình nhập dữ liệu vào là một số nguyên N (0< N <10) và đưa ra kết quả là một số siêu nguyên tố có N chữ số cùng số lượng của chúng.

Ví dụ khi chạy chương trình:

Nhap so N: 4

Cac so sieu nguyen to có 4 chu so la: 2333  2339 2393 2399 2939 3119 3137 3733              3739              3793              3797              5939              7193              7331              7333              7393             

Tat ca co 16 so_

 

Bài 38/2000 - Tam giác số

(Dành cho học sinh THPT)

Hình sau mô tả một tam giác số có số hàng N=5:

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

3

 

8

 

 

 

 

 

8

 

1

 

0

 

 

 

2

 

7

 

4

 

4

 

4

 

5

 

2

 

6

 

5

 

Đi từ đỉnh (số 7) đến đáy tam giác bằng một đường gấp khúc, mỗi bước chỉ được đi từ số ở hàng trên xuống một trong hai số đứng kề bên phải hay bên trái ở hàng dưới, và cộng các số trên đường đi lại ta được một tổng.

Ví dụ: đường đi 7 8 1 4 6 có tổng là S=26, đường đi 7 3 1 7 5 có tổng là S=23

Trong hình trên, tổng Smax=30 theo đường đi 7 3 8 7 5 là tổng lớn nhất trong tất cả các tổng.

Nhiệm vụ của bạn và viết chương trình nhận dữ liệu vào là một tam giác số chứa trong text file INPUT.TXT và đưa ra kết quả là giá trị của tổng Smax trên màn hình.

File INPUT.TXT có dạng như sau:


Dòng thứ 1: có duy nhất 1 số N là số hàng của tam giác số (0

N dòng tiếp theo, từ dòng thứ 2 đến dòng thứ N+1: dòng thứ i có (i-1) số cách nhau bởi dấu trống (space).

Ví dụ: với nội dung của file INPUT.TXT là

 5

 7

 3 8

 8 1 0

 2 7 4 4

 4 5 2 6 5

thì kết quả chạy chương trình sẽ là: Smax=30.

nguon VI OLET