ĐỀ THI CHON HSG HÓA  2015 – 2016

Câu 1(2điểm):

1. Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước): cacbonđioxit, hiđro, oxi, lưu huỳnh đioxit. Khí nào có thể được làm khô bằng canxioxit? Giải thích

2. Nêu hiện tượng xảy ra  và viết PTHH giải thích khi cho:

a.      Ngâm đinh sắt trong dung dịch CuSO4.

b.     Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch Ba(NO3)2.

c.    Cho dung dÞch  NaHCO3 vµo dung dịch Ca(OH)2

d.     Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

Câu2(2điểm):

  1. Giải thích tại sao trong trồng trọt người ta không bón các loại phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4 với vôi cùng một lúc ?
  2. Sản  xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết  mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.

Câu 3( 2điểm):

a. Chỉ dùng phenolphtalein hãy nhận biết 3 dung dịch sau: KOH, KCl, H2SO4.

b. Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng khi: dẫn 5,6 lít SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 22,4 gam KOH.

Câu 4( 2điểm):

ống chứa 4,72 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 được đốt nóng rồi cho dòng H2 đi qua đến dư. Sau phản ứng trong ống còn lại 3,92 gam Fe. Nếu cho 4,72 gam hỗn hợp đầu vào dung dịch CuSO4 lắc kỹ để phản ứng hoàn toàn, lọc lấy chất rắn làm khô cân nặng 4,96 gam. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp.

Câu 5 ( 2điểm).

a. Cho 40 gam dung dịch H2SO4 vào 104 gam dung dịch BaCl2 10%. Lọc tách bỏ kết tủa. Trung hòa dung dịch thu được cần dùng 200 ml dung dich NaOH 1M. Tính nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 đã dùng.

b. Nung 17,4 gam muối RCO3 trong không khí tới khi phản ứng hoàn toàn thu được 12 gam oxit của kim loại R. Hãy xác định kim loại R ?

(Cho biết: Fe = 56; Cu = 64; Ca = 40; Ba = 137; H = 1; Cl = 35,5; S = 32; C = 12;

Na = 23; O = 16)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                                                ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM

 

C©u

Néi dung

®iÓm

I

 

2,0

1

 - Khí H2, O2 có thể  làm khô bằng CaO CaO phản ứng với hơi nước sản phẩm tạo ra  không xảy ra phản ứng với H2, O2.

- CO2, SO2 không thể làm khô bằng CaO vì xảy ra các phản ứng sau:

 CaO + CO2       CaCO3

CaO + H2O      Ca(OH)2

Ca(OH)2   + CO2        CaCO3 + H2O

CaO  + SO2       CaSO3.

Ca(OH)2  + SO2          CaSO3  + H2O

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

 

2

a. Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng màu đỏ gạch bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.

  Fe   +  CuSO4          FeSO4  + Cu

b. Có kết tủa trắng (BaSO4) xuất hiện vì:

    H2SO4  + Ba(NO3)2            BaSO4  + 2HNO3

c. dung dịch bị vẩn đục vì:

2NaHCO3  + Ca(OH)2            CaCO3   +  Na2CO3  + H2O

Nếu Ca(OH)2 dư thì:

  Ca(OH)2  + Na2CO3             CaCO3   + 2NaOH

d. xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) và có khí không màu (CO2)  thoát ra do:

2NaHSO4 + Ba(HCO3)2       Na2SO4  + BaSO4  + CO2  + H2O

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

0,25

II

 

2,0

1

  Nếu bón các loại đạm trên cùng với vôi sẽ làm cho chất lượng phân, đạm bị giảm đi là do:

CaO + H2 Ca(OH)2

Ca(OH)2  +  2NH4NO3   Ca(NO3)2 +  2NH3 + 2H2O

Ca(OH)2  +  (NH4)2SO4 CaSO4  + 2NH3  + 2H2O.

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

2

-         Nguyên liệu: quặng FeS2 (S), O2 (không khí), V2O5

-         Mục đích các công đoạn:

Tạo ra SO2    : S  + O2       SO2

Oxi hóa SO2 thành SO3:   2SO2   + O2      2SO3

Hợp nước SO3   :   SO3    + H2O      H2SO4

0,25

 

0,25

0,25

0,25

III

 

2,0

1

-         Dùng Phenolphtalein nhận ra KOH ( màu hồng)

-         Cho vài giọt dung dịch màu hồng ở trên vào 2 mẫu còn lại nhận ra

H2SO4 ( mất màu hồng).

PTHH: H2SO4   + 2KOH    K2SO4  + H2

0,25

0,5

 

0,25

2

nSO2 = 0,25 (mol); nKOH = 0,4 (mol)

0,25


 

   SO2    +  2KOH       K2SO3   + H2O

   0,2         0,4                 0,2        (mol)

  SO2    +  K2SO3  + H2O       2KHSO3

   0,05        0,05                                 0,1  (mol).

mK2SO3  = 0,15 . 158 = 23,7 gam

mKHSO3 = 0,1 . 120 = 12 gam.

 

0,25

0,25

 

0,25

IV

 

2,0

 

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, FeO, Fe2O3

Ta có:  56x  + 72y + 160z = 4,72 (*)

Tác dụng với H2:

    FeO   + H2      Fe  + H2O  (1)

     y                          y              (mol)

    Fe2O3   + 3H2     2Fe   + 3H2O  (2)

      z                            2z     (mol)

56 (x + y + 2z) = 3,92 (2*)

Tác dụng với CuSO4 .

  Fe    +   CuSO4        FeSO4   +  Cu

    x                                                 x    (mol)

m chất rắn: 64x  + 72y  + 160z = 4,96 (3*)

Từ (*, 2*, 3*) suy ra: x = 0,03 (mol), y = 0,02 (mol), z = 0,01(mol).

  mFe = 1,68 gam, mFeO = 1,44 gam,  mFe2O3 = 1,6 gam.

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

VI

 

2,0

a

n = BaCl2 = 0,05 (mol),    nNaOH = 0,2 (mol).

  H2SO4   +  BaCl2         BaSO4   +   2HCl

   0,05        0,05                                     0,1  (mol)

   HCl   +  NaOH        NaCl  + H2

    0,1          0,1                     (mol)

   H2SO4 dư  +  2NaOH      Na2SO4  +  2H2O

     0,05               0,1                       (mol)

nH2SO4 = 0,05 + 0,05 = 0,1 (mol)

  mH2SO4 = 9,8 gam

C% = 9,8/40 . 100% = 24,5 %.

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

b

Gọi hóa rị cao nhất của R là n ta có:

  4RCO3  + (n -2) O2       2R2On  +  4CO2 

4( R +60)                           2(2R + 16n)       gam

    17,4                                   12                    gam

48 ( R + 60) = 34,8 (2R +16n)

n

1

2

3

R

107,56(Loại)

81,78(Loại)

56 (Fe)

 

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

                Lưu ý : Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa

nguon VI OLET