SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT LvD
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ THI THỬ HSG VĂN HÓA LỚP 12 CẤP TỈNH
MÔN HÓA HỌC
THỜI GIAN: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)


Câu 1. (4,0 điểm)
1. Dùng thuốc thử duy nhất là phenolphtalein, hãy trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi chất sau bằng phương pháp hoá học: NaCl, NaHSO4, CaCl2, AlCl3, FeCl3, Na2CO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion.
2. Một hỗn hợp 3 muối rắn gồm MgCl2, KCl, AlCl3. Nêu phương pháp hoá học để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Cho m gam Na vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và AlCl3 0,4M thu được (m - 3,995) gam kết tủa.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính giá trị m.
4. Trộn CuO với một oxit kim loại M hoá trị II với số mol tương ứng theo tỉ lệ mol 1: 2, được hỗn hợp A. Cho một luồng H2 dư đi qua 2,4 gam A nung nóng thu được hỗn hợp B. Để hoà tan hết B cần 40ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được khí NO duy nhất. Xác định kim loại M.
Câu 2. (4,0 điểm)
1. Mô tả hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra dạng ion rút gọn trong các thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch Fe2(SO4)3 vào bình chứa dung dịch KI trộn với hồ tinh bột.
b) Thêm dung dịch amoni sunfat vào bình đựng dung dịch natri aluminat rồi đun nhẹ.
c) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4.
d) Cho C6H5OH vào dung dịch FeCl3.
2. Cho hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe, Cu và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp dung dịch HCl và đun nóng đến khi hỗn hợp khí Y ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn C. Cho Y hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thì thu được kết tủa. Cho C tác dụng hết với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng, dư thu được một chất khí duy nhất. Sục khí này vào dung dịch NaOH.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một sunfua kim loại có công thức RS trong lượng oxi dư. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8%. Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08 gam muối rắn (T). Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức của sunfua kim loại và (T).
4. Chia hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của kim loại đó thành ba phần bằng nhau, mỗi phần nặng 59,08 gam. Phần thứ nhất hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl,thu được 4,48 lít khí hiđro;phần thứ hai hoà tan hoàn toàn vào lượng dư dung dịch của hỗn hợpNaNO3 và H2SO4 thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, biết oxit kim loại không tạo khí); phần thứ ba đem nung nóng rồi cho tác dụng với khí hiđro dư cho đến khi được một kim loại duy nhất, hoà tan hết kim loại này bằng nước cường toan thì có 17,92 lít khí NO thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính khối lượng nguyên tử, cho biết tên của kim loại M và công thức oxit trong hỗn hợp A.
Câu 3. (4,0 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
a) NaI + H2SO4 đặc, nóng  b) NaBr + H2SO4 đặc, nóng  ‘
c) KNO3 + S + C  d) FeSO4 + H2SO4 + HNO2 
e) KMnO4 + H2SO4 + HNO2  f) NaNO2 + H2SO4 loãng 
2. Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị m.
3. Hòa tan hoàn toàn 2,36 gam hỗn hợp M gồm 2 kim loại X và Y trong dung dịch chứa đồng thời hai axit HNO3 và H2SO4 đậm đặc, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc,
nguon VI OLET