SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM 2020
Môn thi: HOÁ HỌC – Bảng A
Ngày thi: 01/12/2020
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi này có 02 trang)


Câu 1: (4,0 điểm)
1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Al + HNO3→ Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O
Cho biết tỉ lệ mol:  = 2020 : 2021
b) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau:
a) Sục khí SO2 vào dung dịch nước brom.
b) Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch AlCl3.
c) Cho dung dịch H2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2.
d) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ.
3. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion X3+ bằng 73. Trong X3+ số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Viết cấu hình electron của X, X2+, X3+.
4. R là một nguyên tố hóa học ở nhóm A trong bảng tuần hoàn. Oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của R có công thức R2O5. Phần trăm về khối lượng của R trong hợp chất khí của nó với hiđro là 91,18%.
a) Xác định nguyên tố R.
b) X là hợp chất chứa nguyên tố R trong quặng, cho biết MX=310 g/mol; Z là một muối trung hòa chứa R. Hãy viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phản ứng hóa học):
X  R RBr3Y  Z
Câu 2: (4,0 điểm)
1.
/
Hình vẽ điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm
a) Cho biết dung dịch A, B, C là những dung dịch nào? Viết phương trình điều chế Cl2 trong thí nghiệm trên.
b) Nêu vai trò của dung dịch B, C và bông tẩm dung dịch NaOH trong thí nghiệm trên.
2. Chỉ dùng quỳ tím (các thiết bị cần thiết có đủ), hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất trong các dung dịch riêng biệt: Na2SO4, KHCO3, Na2CO3, KHSO4, NaOH, BaCl2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
3. Xác định các chất A, B, C, D và viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) thực hiện sơ đồ sau:
CH3COOH  A  CH4B C D Cao su Buna
4. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Tính thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,52 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%).
Câu 3 (4,5 điểm)
1.Hãy giải thích:
a) Dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu (hôi, khét) mà ta gọi là hiện tượng mỡ bị ôi.
b) Khi khử mùi tanh của cá người ta thường dùng các chất có vị chua.
c) Trong quá trình sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng những thùng có miệng rộng, đáy nông và phải mở nắp.
d) Khi nhai kĩ cơm sẽ có vị ngọt.
2. Viết phương trình hóa học điều chế các chất sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
a) Trong phòng thí nghiệm: H3PO4, CO.
b) Trong công nghiệp: urê, supephotphat đơn.
3.Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
4. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al(NO3)3và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 41,618% về khối lượng). Hòa tan hết 20,76 gam X trong dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 56,28 gam và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2.
nguon VI OLET