SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP THPT
Năm học 2017 – 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Sinh học – Bảng B



Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Có 3 phân tử là: axit đêôxiribônuclêic, prôtêin và saccarôzơ. Phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung? Nêu tên các loại đơn phân của phân tử đó.
- Axit đêôxiribônuclêic (ADN) có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
- Tên các loại đơn phân của phân tử đó: Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin.



0,5
0,5


b. Nguyên tắc cấu trúc nào của ADN và prôtêin làm cho hai loại phân tử này vừa đa dạng lại vừa đặc thù? Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN có ý nghĩa gì đối với các loài sinh vật?
- ADN và prôtêin đều cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
- Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.



0,5
0,5


c. Vì sao nước có tính phân cực? Nêu 3 vai trò liên quan đến tính phân cực của nước?
Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và một nguyên tử Oxi. Do đôi electron dùng chung bị kéo lệch về phía oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu.
- Ba vai trò của nước: dung môi hòa tan các chất, điều hòa nhiệt, bảo vệ cấu trúc tế bào.
(HS có thể nêu 3 vai trò khác của nước nhưng liên quan đến tính phân cực của nước, nếu chỉ nêu đúng 1 hoặc 2 vai trò thì cho 0,25 điểm)


0,5


0,5

Câu 2 (3,0 điểm)

a. Nêu 2 sự kiện chính trong giảm phân bình thường tạo ra sự đa dạng di truyền trong các giao tử.
- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể tương đồng.
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.


0,25
0,25


b. Một số tế bào sinh giao tử của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường. Viết các loại giao tử có thể tạo ra.
Các loại giao tử là: ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.


1,0


c. Một số tế bào sinh tinh của ruồi giấm (2n = 8), đang giảm phân bình thường. Quan sát thấy: tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào này là 560; trong đó có số nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực nhiều hơn số nhiễm sắc thể kép là 240; số nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng bằng số nhiễm sắc thể kép thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tính tổng số giao tử được tạo thành khi kết thúc quá trình giảm phân.
Có thể xếp thành 3 nhóm
Nhóm 1: các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào: kì sau giảm phân 2.
Nhóm 2: các nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo: kì giữa giảm phân 1.
Nhóm 3: các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo: kì giữa giảm phân 2.
Số nhiễm sắc thể đơn nhiều hơn số nhiễm sắc thể kép là 240, vậy số nhiễm sắc thể đơn là 400; số nhiễm sắc thể kép là 160.
Số nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng bằng số nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng và bằng 80.
Số tế bào nhóm 1 là: 400 : 8 = 50, sẽ tạo ra số giao tử là 100.
Số tế bào nhóm 2 là: 80 : 8 = 10, sẽ tạo ra số giao tử là 40.
Số tế bào nhóm 3 là: 80 : 4 = 20, sẽ tạo ra số giao tử là 40.
Tổng số giao tử tạo ra là: 100 + 40 + 40 = 180 giao tử.











0,5





0,5


0,5

Câu 3 (4,0 điểm)

a. Giải thích các hiện tượng sau:
- Cây trồng trên cạn bị ngập úng lâu ngày có thể chết.
- Các ion kali đi vào tế bào khí khổng sẽ làm khí khổng mở.
Ý 1: Ngập úng làm cho lông hút không có O2 nên lông hút bị chết, cây không hút được nước nên có thể chết.
Ý 2: Các ion kali đi vào tế bào khí khổng làm tăng áp suất thẩm thấu, tế
nguon VI OLET