ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2021 - 2022
MÔN THI: Hóa học
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm có 05 câu, 01 trang)

Câu 1 ( 2 điểm): 
1. Viết các phương trình phản ứng biểu diễn chuỗi biến đổi sau (mỗi mũi tên là một phản ứng):
A  B  C  D  E F  A
Cho biết A là kim loại thông dụng có 2 hoá trị thường gặp là II và III.
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Ba tới dư lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, (NH4)2CO3, AlCl3, FeCl3.
Câu 2 (2 điểm)
1. Cho biết tổng số hạt proton, notron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A và B là nguyên tố gì ?
2.Chỉ được dùng thêm quì tím hãy nêu cách nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaHSO4; Na2CO3; BaCl2; KOH; MgCl2
Câu 3 (2 điểm):
1. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 5 % để thu được 400 gam dung dịch CuSO4 10 %.
2. Cho các hóa chất CaCO3, NaCl, H2O và các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm, trình bày phương pháp để điều chế dung dịch gồm 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 có tỉ lệ số mol là 1:2?
Câu 4 (2,5 điểm):
Cho 3,46 gam một hỗn hợp kim loại gồm Zn, Mg, Fe vào 200ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 1,568 lít khí ( đktc). Thêm vào dung dịch A 200 ml dung dịch KOH 1,25M thu được kết tủa màu trắng xanh và dung dịch B. Lọc lấy kết tủa, để kết tủa lâu trong không khí thấy xuất hiện màu nâu đỏ và không tan trong dung dịch KOH. Sau đó nung kết tủa ta được 3,2 gam chất rắn.
1) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2) Thêm nước vào dung dịch B để được 800ml dung dịch. Tính nồng độ mol của các chất tan có trong dung dịch B.
Câu5 (1,5 điểm)
Cho hỗn hợp A gồm: Al2O3, CuO, K2O
- TN1: Nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 15g chất rắn không tan.
- TN2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hoà tan vào nước dư. Sau thí nghiệm thấy còn lại 21g chất rắn không tan.
- TN3: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hoà tan vào nước dư. Sau thí nghiệm thấy còn lại 25g chất rắn không tan.
Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?
(Cho H = 1;O = 16;C = 12;S = 32;Mg = 24; Fe = 56; Al = 27, Zn = 65; Cu = 64; Cl = 35,5;Na= 23)
-------------------- Hết ------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2021 - 2022
MÔN: HÓA HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)


Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
(2 điểm)
1. (1 điểm)
Theo đề ra, A là Fe => B là FeCl3, C là FeCl2, (D) là Fe(OH)2
(E) là Fe(OH)3, (F) là Fe2O3
Các PTPƯ: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3
(A) (B)
2FeCl3 + Fe  3FeCl2
(C)
FeCl2 + 2NaOH  2NaCl + Fe(OH)2
(D)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3
(E)
2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
(F)
Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2
(A)

0.25 đ

0,25 đ



0,25 đ



0,25 đ




2. (1 điểm)
- Cho Ba tới dư vào dung dịch: NaHCO3
Hiện tượng: Ba tan dần, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng
PTHH:
Ba + H2O  Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)
nguon VI OLET