ĐỖ THÁI SƠN (HS/12A1) THPT PHƯỚC THIỀN – NHƠN TRẠCH – ĐỒNG NAI
Bằng vốn liếng kiến thức ít ỏi và những nhiệt tâm với bộ môn Hóa của mình em xin gửi đến quý thầy cô và các bạn chuyên Hóa bộ tài liệu Bồi Dưỡng học sinh giỏi Môn Hóa – Mà Chính Em Biên Soạn và đã sử dụng hiệu quá trong các kỳ thi HS Cấp Tỉnh (Nhì Tỉnh) và (Ba Tỉnh MTCT)
Theo tôi những bài tập trong đây đã được giải rất hay và chi tiết nhưng nếu theo các bạn học sinh chưa hay thì tôi đã thành công khi bước đầu giúp các bạn tiếp cận bài toán Hóa học bằng nhiều cách giải khác nhau Mặt dầu đã dành nhiều tâm huyết nhưng vẫn không tránh khỏi sai sót ngoài ý muốn! Kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý đọc giả ?
Em xin tiếp tục ra mắt Phần III trong bộ sách BDHSG Mà em vừa biên soạn
BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH ĐIỆN HÓA (18 Bài)
Câu 1) (Bà Rịa Vũng Tàu : năm 2010) Chia 1500 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp HCl và Cu(NO3)2 thành 2 phần (Phần 2 có khối lượng gấp đôi phần 1) 1/ Đem điện phân phần I (với điện cực trơ) bằng dòng điện 1 chiều có cường độ 2,5A, sau một thời gian t thu được 3,136 lít (đktc) một chất khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 4M, thấy xuất hiện 1,96 gam kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch Y và thời gian t 2/ Cho m gam bột kim loại Fe tác dụng với phần 2 đến khi phản ứng hoàn toàn. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,75m g và V lít (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí. Tìm giá trị của m và V
Giải
2HCl + Cu(NO3)2 đpdd Cu + Cl2 + 2HNO3 (1)
Suy ra nCl2 = 0,14 mol = nCu
Dung dịch sau điện phân tác dụng với NaOH
NaOH + HCl dư ( NaCl + H2O (2)
NaOH + HNO3 ( NaNO3 + H2O (3)
Cu(NO3)2 dư + 2NaOH ( Cu(OH)2 + 2NaNO3 (4)
Ta có: nNaOH = 0,11.4 = 0,44 (mol) ; nCu(OH)2 = 1,96/98 = 0,02 mol
Khối lượng phần 2 gấp đôi phần 1
V phần 2 = 2V phần 1 = 1 lít => V phần 1 = 0,5 lít
Từ (1), (4) => CCu(NO3)2 = (0,14 + 0,02) / 0,5 = 0,32M
Từ (1), (2), (3) ta thấy số mol NaOH pư (2), (3) bằng số mol NaOH trong 0,5 lít
CHCl = (0,44 – 0,2.0,02)/0,5 = 0,8M
Theo định luật Faraday => mCu = (0,14.64.2.96500) / (64.2,5) = 10808 giây

Fe + Cu2+ ( Fe2+ + Cu
0,32 0,32 0,32
Fe + 4H+ + NO3- ( Fe3+ + NO + 2H2O
0,2 0,8 0,2 0,2 0,2
Fe + 2Fe3+ ( 3Fe2+
0,1 0,2
Số mol H+ (phần 2) = số mol HCl (phần 2) = 0,8 mol
Số mol Cu(NO3)2 (phần 2) = 0,32 mol = nCu
Số mol NO3- = 0,64 mol Tổng khối lượng Fe pư phần 2 = 0,62.56 = 34,72 gam
Ta có 0,75m = m – 34,72 + 0,32.64 => m = 56,96 gam. V = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Câu 2) (Hà Tĩnh – 2007) Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân thì dừng lại. Ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al2O3 * Tính giá trị của m * Tính khối lượng catot tăng lên trong quá trình điện phân.
nguon VI OLET