PHÒNG GD&ĐT ...............................
TRƯỜNG TIỂU HỌC .......................
Họ tên HS: .........................................
Lớp: 2/...


 ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Tiếng Việt
Lớp 2
Thời gian 40 phút (không kể thời gian giao đề)


Điểm
Nhận xét bài kiểm tra

Ghi bằng số
Ghi bằng chữ












I. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Học sinh bốc thăm đọc rõ ràng, rành mạch một đoạn văn (với tốc độ khoảng 50 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34.
- Học sinh trả lời được 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn văn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.
2. Kiểm tra đọc hiểu - kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Vũ Tú Nam

* Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Bài văn trên tả về gì ? (0.5 điểm)
A. Tả cây gạo
B. Tả đàn chim
C. Tả cây gạo và đàn chim
D. Tả hoa của cây gạo
Câu 2. Đàn chim tới đậu trên các cành cây gạo vào mùa nào ? (0.5 điểm)
A. Mùa lá rụng
B. Mùa hoa rụng
C. Mùa hoa nở
D. Mùa ra quả
Câu 3. Hãy ghép nối cột A với cột B để được các kết hợp đúng mà tác giả đã sử dụng trong bài ? (0.5 điểm)
A

B

1. Cây gạo

a. là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

2. Hàng ngàn bông hoa

b. sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

Câu 4. Vì sao hết mùa hoa, cây gạo lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư ? (0.5 điểm)
A. Vì mưa nhiều hơn nên cây xanh tốt.
B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở
C. Vì lũ chim tới đậu dưới gốc cây nhiều hơn
D. Vì đàn chim nhắc nhở nhau giữ yên lặng
Câu 5. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ? (0.5 điểm)
A. Vào mùa hoa nở
B. Vào mùa xuân
C. Vào mùa hoa rụng
D. Vào 2 mùa kế tiếp
Câu 6. Câu văn sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? (0.5 điểm)
Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
A. Gọi con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi con người.
B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật
C. Trò chuyện thân mật với con vật như đối với con người.
D. Cả B và C
Câu 7. (1 điểm): Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào ? trong đó có sử dụng ít nhất 1 dấu phẩy.
- ………………………………………………………………………………
Câu 8. (1 điểm): Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu:
Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.

Câu 9. Viết lời đáp của em trong trường hợp sau: (1 điểm)
Em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn. Mẹ em nói: “Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá.”
- ………………………………………………………………………………

II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe - viết): (4 điểm)
Cây và hoa bên lăng Bác
(từ Sau lăng … tỏa hương ngào ngạt.)
Bài viết:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
nguon VI OLET