PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN


KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2020-2021
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian: 90’

PHẦN I (4 điểm)Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“... Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này ! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó...”
(Trích “Mẹ tôi”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.10)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Dù không trực tiếp xuất hiện nhưng em cảm thấy mẹ của En-ri-cô là người mẹ như thế nào?
Câu 3 (3 điểm). Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ. Viết đoạn văn 12 câu, có sử dụng từ láy, quan hệ từ (gạch chân, chú thích từ láy, quan hệ từ).
PHẦN II (6 điểm)
Bằng một bài văn, em hãy phát biểu cảm nghĩ về các hình ảnh dưới đây.

/
/
/
/

/
/
/
/
/
/



PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2020-2021
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian: 90’

PHẦN I (4 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2 (0,5 điểm). Dù không xuất hiện trực tiếp nhưng ta vẫn thấy rõ người mẹ En-ri-cô là người mẹ hết lòng yêu thương con, hy sinh tất cả vì con.
Câu 3 (3 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng :
Học sinh hiểu đúng vấn đề nghị luận đặt ra, có kĩ năng làm bài với kiểu bài nghị luận xã hội. Bài viết có bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục...; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu... Lời văn chân thành, thiết thực.
Yêu cầu về kiến thức :
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau song về cơ bản thí sinh cần xác định được một số nội dung sau:
Giới thiệu vấn đề nghị luận : Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ.
*Giải thích :
- Yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao cả và thiêng liêng nhất :
+ Công lao không gì sánh nổi của cha mẹ : cho con cuộc sống, thương yêu dạy dỗ, chịu đựng bao gian lao vất vả, hi sinh thầm lặng vì con.
+ Những lo toan cho tương lai, hạnh phúc của con.
+ Trong mọi buồn vui, được mất trong cuộc đời luôn có sự an ủi, động viên, vỗ về khích lệ của cha mẹ.
* Bình luận :
- Khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, là truyền thống đạo lí dân tộc, phẩm chất đạo đức con người.
- Biết yêu thương kính trọng cha mẹ con người sẽ biết trân trọng cội nguồn, sống nhân hậu, biết hi sinh.
- Từ tình yêu gia đình, yêu cha mẹ con người mới biết yêu quê hương, tổ quốc.
- Phê phán một số người chưa biết trân trọng tình cảm, công lao của cha mẹ, sống thờ ơ, buông thả, ích kỉ, lời nói hành vi làm tổn thương đến cha mẹ..., làm mất đi những giá trị tốt đẹp trong truyền thống đạo lí dân tộc, gây ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
-Khẳng định tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất.
- Biết tôn trọng đạo lí, sống
nguon VI OLET