Trường PTDT BT THCS Đinh Bộ Lĩnh

Tổ: TỰ NHIÊN

ĐỀ CHÍNH + ĐỀ PHỤ

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ I

 

         Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. ƯC, ƯCLN, BCNN

 

Nêu được quy tắc tìm ƯCLN, BCNN.

 

 

 

Tìm được ƯC, ƯCLN, BCNN.

 

 

 

Số câu

Số điểm  Tỉ lệ

 

2

2.0     20%

 

 

 

2

2.0             20%

 

 

Số câu: 4

4,0đ = 40%

2. Phép cộng các số nguyên

 

 

 

Hiểu được quy tắc cộng 2 số nguyên âm.

 

Cộng được 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu.

 

 

 

Số câu

Số điểm  Tỉ lệ

 

 

 

1

1.0           10%

 

4

2.0            20%

 

 

Số câu: 5

3,0đ = 30%

3. Trung điểm của đoạn thẳng.

 

 

 

 

 

Giải thích được điểm nằm giữa 2 điểm, trung điểm của đoạn thẳng, so sánh độ dài 2 đoạn thẳng.

 

 

 

Số câu

Số điểm  Tỉ lệ

 

 

 

 

 

3

3.0        30%

 

 

Số câu: 3

3,0đ = 30%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

 

2

2.0

20%

 

1

1.0

10%

 

9

7.0

70%

 

 

12

10

100%

      Phước Bình, ngày  30  tháng  11  năm 2012

Duyệt của BGH             Duyệt của tổ trưởng                           Người lập

        

          Nguyễn Duy Hoàng Trang


 

Trường PTDT BT THCS Đinh Bộ Lĩnh

Tổ: TỰ NHIÊN

ĐỀ CHÍNH

 

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN: TOÁN

LỚP: 6

Thời gian: 90p’ (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)

  1. Nêu quy tắc tìm ƯCLN của 2 hay nhiều số lớn hơn 1?
  2. Áp dụng: Tìm ƯCLN ( 12, 20) rồi tìm ƯC (12, 20).

Câu 2: (2 điểm)

  1. Nêu quy tắc tìm BCNN của 2 hay nhiều số lớn hơn 1?
  2. Áp dụng: Tìm BCNN ( 24, 40, 168).

Câu 3: (3 điểm)

  1. Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên âm? Tính: (-13) + (-27).
  2. Tính và so sánh:

     1763 + (-2) và 1763.

     (-105) + 5 và (-105).

     (-29) + (-11) và -29.

Câu 4: (3 điểm)

Cho đoạn thẳng EF dài 10cm. Trên tia EF lấy điểm G sao cho EG = 5cm.

  1. Điểm G có nằm giữa hai điểm E và F không? Vì sao?
  2. So sánh EG và GF.
  3. G có là trung điểm của đoạn thẳng EF không?

                                                     Phước Bình, ngày  30  tháng  11  năm 2012

Duyệt của BGH         Duyệt của tổ trưởng                Người ra đề

                                                                     

 

Nguyễn Duy Hoàng Trang


Trường PTDT BT THCS Đinh Bộ Lĩnh

Tổ: TỰ NHIÊN

ĐỀ CHÍNH

 

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM + HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Câu

Ý

Đáp án

Biểu điểm

1

a

Muốn tìm ƯCLN của 2 hay nhiều số hơn 1, ta thực hiện 3 bước:

Bước 1: Phân tích mối số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

1.0 điểm

b

Ta có: 12 = 22 . 3;  20 = 22 . 5

Suy ra ƯCLN(12, 20) = 22 = 4.

Suy ra ƯC(12, 20) = { 1; 2; 4}.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

2

a

Muốn tìm BCNN của 2 hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

1.0 điểm

b

BCNN( 24, 40, 168)

24 = 23 . 3; 40 = 23 . 5; 168 = 23 . 3 . 7

Ta thấy các thừa số nguyên tố chung và riêng là 2, 3, 5, 7.

Suy ra BCNN(24, 40, 168) = 23 . 3 . 5 . 7

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

3

a

Quy tắc cộng 2 số nguyên âm: Muốn cộng 2 số nguyên âm, ta cộng 2 giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “- ” trước kết quả.

(-13) + (-27) = (- 40).

1.0 điểm

 

 

0.5 điểm

b

     1763 + (-2) và 1763.

1763 + (-2) = 1763 – 2 = 1761

1761 < 1763

 

0.25 điểm

0.25 điểm


 

 

     (-105) + 5 và (-105).

(-105) + 5 = - (105 – 5) = -100.

-100 > -105

     (-29) + (-11) và -29.

(-29) + (-11) = - (29 + 11) = -40

-29 > -40.

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

4

a

 

 

Trên tia EF có 2 điểm G và F thỏa mãn EG < EF (vì 5cm < 10cm)

Nên G nằm giữa E và F.

 

 

0.5 điểm

0.5 điểm

b

Vì G nằm giữa E và F nên EG + GF = EF (1)

Thay EG = 5cm, EF = 10cm vào (1) ta được:

5 + GF = 10 => GF = 10 – 5 = 5cm.

Vậy EG = GF.

0.5 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

c

G nằm giữa 2 điểm E và F (câu a); EG = GF (theo câu b)

Nên suy ra G là trung điểm của đoạn thẳng EF.

0.5 điểm

0.5 điểm

Học sinh làm cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa.

      Phước Bình, ngày  30  tháng  11  năm 2012

Duyệt của BGH        Duyệt của tổ trưởng                     Người lập

              

Nguyễn Duy Hoàng Trang


Trường PTDT BT THCS Đinh Bộ Lĩnh

Tổ: TỰ NHIÊN

ĐỀ PHỤ

 

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN: TOÁN

LỚP: 6

Thời gian: 90p’ (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)

a.      Nêu quy tắc tìm ƯCLN  của 2 hay nhiều số lớn hơn 1?

b.      Áp dụng: Tìm ƯCLN ( 25, 75) rồi tìm ƯC (25, 75).

Câu 2: (2 điểm)

  1. Nêu quy tắc tìm ƯCLN  của 2 hay nhiều số lớn hơn 1?

b.   Tìm BCNN ( 28, 40, 140).

Câu 3: (2 điểm)

  1. Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên âm? Tính: (-15) + (-39).
  2. Tính và so sánh:

     16 + (-6) và 16

     (-15) + (-235) và (-235)

     (-110) + 10 và (-110)

Câu 4: (3 điểm)

Cho đoạn thẳng AB dài 12cm. Trên tia AB lấy điểm I sao cho AI = 6cm.

  1. Điểm I có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao?
  2. So sánh AI và IB.
  3. I có là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

                                                     Phước Bình, ngày 30  tháng  11  năm 2012

Duyệt của BGH         Duyệt của tổ trưởng                Người ra đề

                                                                    

 Nguyễn Duy Hoàng Trang


Trường PTDT BT THCS Đinh Bộ Lĩnh

Tổ: TỰ NHIÊN

ĐỀ PHỤ

 

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM + HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Câu

Ý

Đáp án

Biểu điểm

1

a

Muốn tìm ƯCLN của 2 hay nhiều số hơn 1, ta thực hiện 3 bước:

Bước 1: Phân tích mối số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

1.0 điểm

b

Ta có: 25 = 52 ;  75 = 3. 52.

Suy ra ƯCLN(25, 75) = 52 = 25.

Suy ra ƯC(25, 75) = { 1; 5; 25}.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

2

a

Muốn tìm BCNN của 2 hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

1.0 điểm

b

BCNN( 28, 40, 140)

28 = 22 . 7; 40 = 23 . 5; 140 = 22 . 5 . 7

Ta thấy các thừa số nguyên tố chung và riêng là 2, 5, 7.

Suy ra BCNN(28, 40, 140) = 23 . 5 . 7

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

3

a

Quy tắc cộng 2 số nguyên âm: Muốn cộng 2 số nguyên âm, ta cộng 2 giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “- ” trước kết quả.

(-15) + (-39) = (- 54).

1.0 điểm

 

 

0.5 điểm

b

     16 + (-6) và 16

16 + (-6) = 16 – 6 = 10

10 < 16.

 

0.25 điểm

0.25 điểm


 

 

     (-15) + (-235) và (-235)

(-15) + (-235) = - (15 + 235) = -250.

-250 < -235

     (-110) + 10 và (-110)

(-110) + 10 = - (110 -10) = -100.

-100 > -110.

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

4

a

 

 

Trên tia AB có 2 điểm I và B thỏa mãn AI < AB (vì 5cm < 10cm)

Nên I nằm giữa A và B.

 

 

0.5 điểm

0.5 điểm

b

Vì I nằm giữa A và B nên AI + IB = AB (1)

Thay AI = 6cm, AB = 12cm vào (1) ta được:

6 + GF = 12 => GF = 12 – 6 = 6cm.

Vậy AI = IB.

0.5 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

c

I nằm giữa 2 điểm A và B (câu a); AI = IB (theo câu b)

Nên suy ra I là trung điểm của đoạn thẳng AB.

0.5 điểm

0.5 điểm

Học sinh làm cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa.

      Phước Bình, ngày  30  tháng  11  năm 2012

Duyệt của BGH         Duyệt của tổ trưởng                     Người lập

              

Nguyễn Duy Hoàng Trang

nguon VI OLET