SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2014- 2015

Môn: HÓA KHỐI 11

Thời gian làm bài: 60 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

 

 Họ, tên học sinh:...............................................................

Lớp: .......

Điểm

 

 

Mã đề thi 132

 

Học sinh ghi đáp án đúng vào ô trống

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

ĐA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

ĐA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu

46

47

48

49

50

ĐA

 

 

 

 

 

Câu

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu

66

67

68

69

70

ĐA

 

 

 

 

 

 

- Cho C=12, H=1, O=16, N=14, Fe=56, Mg=24, Al=27, Ba=137, Cl=35,5, Cu=64, Na=23, P=31, K=39, S=32, Si=28

- Học sinh không được sử dụng BTH các nguyên tố hóa học

- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀ BÀI

A. Phần chung dành cho tất cả học sinh ( từ câu 1 đến câu 30)

Câu 1: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau

A. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.

B. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.

C. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.

D. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.

Câu 2: Cho V lit khí CO2 (đktc) vào 1,5 lit Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V bằng

A. 1,12 B. 4,48 C. 3,36 D. 2,24

Câu 3: Trộn 100 ml dung dịch HCl có pH = 1 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

A. 0,15. B. 0,12. C. 0,03. D. 0,30.

Câu 4: Sấm sét trong khí quyến sinh ra chất nào sau đây?

A. CO. B. NO2. C. H2O. D. NO.

Câu 5: Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl. B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.

Câu 6: Dung dịch HCl 0,1M có pH là:

A. pH = 1 B. pH = 2 C. pH = 12 D. pH = 13

Câu 7: Kim loại tác dụng với HNO3 không tạo ra được

A. NH4NO3 B. N2O5 C. NO2. D. N2.

                                                Trang 1/6 - Mã đề thi 132


 

Câu 8: Cho 200 ml dd H3PO4 1,5M tác dụng với 200 ml dd NaOH 2M. Sau phản ứng thu được muối nào?

A. NaH2PO4. B. NaH2PO4 và Na3PO4.

C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. NaH2PO4 và Na2HPO4.

Câu 9: Cho 19,2 g kim loại M tác dụng hết với dd HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 24,0 g B. 24,3g C. 48,0 g D. 30,6 g

Câu 10: Cho V lít (đktc) hỗn hợp N2 và H2 có tỷ lệ mol 1:4 vào bình kín và đun nóng. Sau phản ứng được 1,5 mol NH3. Biết hiệu suất phản ứng là H = 25%. Giá trị của V là

A. 42 lít B. 268,8 lít C. 336 lít D. 448 lít

Câu 11: Cho các dung dịch riêng biệt có cùng nồng độ 1M gồm Ba(NO3)2 (1), HCl (2), NaOH (3), Na2CO3 (4), NH4Cl (5), Ba(OH)2 (6), H2SO4 (7). Thứ tự độ pH tăng dần là

A. (7), (2), (5), (1), (6), (3), (4). B. (7), (2), (5), (1), (4), (3), (6).

C. (6), (3), (7), (2), (1), (4), (5). D. (1), (4), (5), (3), (6), (2), (7).

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3. Sau phản ứng thu được 14,56 lít khí NO2 (đktc, duy nhất). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 8,4 g B. 4,8 g C. 5,6 g D. 6,4 g

Câu 13: Tiến hành hai thí nghiệm. Thí nghiệm A: cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều. Thí nghiệm B: cho từ từ từng giọt Na2CO3 cho đến dư vào dung dịch HCl và khuấy đều. Kết luận rút ra là

A. Cả hai thí nghiệm đều không có khí.

B. Cả hai thí nghiệm đều có khí bay ra ngay từ ban đầu.

C. Thí nghiệm A không có khí bay ra, thí nghiệm B có khí bay ra ngay lập tức.

D. Thí nghiệm A lúc đầu chưa có khí sau đó có khí, thí nghiệm B có khí ngay lập tức.

Câu 14: Khí NH3 bị lẫn hơi nước, để thu được NH3 khan ta dùng

A. P2O5 B. CuSO4 khan. C. CaO. D. H2SO4 đặc.

Câu 15: Ruột bút chì được sản xuất từ:

A. Than củi B. Than chì. C. Chì kim loại D. Than đá

Câu 16: Dung dịch HNO3 đặc, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ có màu:

A. màu đen sẫm. B. Màu xanh. C. màu vàng D. màu trắng sữa.

Câu 17: Khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO; Fe2O3 người ta phải dùng 15,68 lit kkí CO (đktc). Phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là

A. 35% và 65% B. 50% và 50% C. 20% và 80% D. 30% và 70 %

Câu 18: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do

A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.

B. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.

C. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.

D. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.

Câu 19: Cho dd X gồm HNO3 và HCl có pH = 1. Trộn V ml dung dịch Ba(OH)2 0,025M với 100 ml dd X thu được dung dịch Y có pH = 2. Giá trị V là

A. 150. B. 125. C. 175. D. 250.

Câu 20: Ion NH4+ có tên gọi:

A. Amino B. Hidroxyl C. Amoni D. Nitric

Câu 21: Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A?

A. 4. B. A.1. C. 2. D. 3.

Câu 22: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+, 0,2 mol Mg2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl và a mol Y2–. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2– và giá trị của m là

A. SO42– và 56,5. B. CO32– và 30,1. C. SO42– và 37,3. D. B. CO32– và 42,1.

                                                Trang 1/6 - Mã đề thi 132


 

Câu 23: Thành phần chính của thuỷ tinh là:

A. H2SiO3 B. Si C. SiO2 D. Na2SiO3

Câu 24: Các dd sau cùng nồng độ mol, dd nào dẫn điện tốt nhất?

A. NaOH. B. NH4NO3. C. H2SO4. D. HCl.

Câu 25: Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %

A. P2O5. B. H3PO4. C. P. D. PO43-.

Câu 26: Dẫn 1,344 lit NH3 vào bình có chứa 0,672 lit O2 ( thể tích các khí đo ở đktc), giả sử hiệu suất đạt 100% thì sản phẩm thu được gồm

A. NH3, N2, H2O B. NH3, O2, N2, H2O. C. H2O, N2, H2O D. O2, N2, H2O

Câu 27: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng

A. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2. B. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.

C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si.

Câu 28: Cho các chất: NH4Cl, (NH4­)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 29: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. gồm có C, H và các nguyên tố khác.

B. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

C. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P,...

D. nhất thiết phải có cacbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P,...

Câu 30: Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Lấy V lít dung dịch H2SO4 0,5M tác dụng vừa đủ với 100 ml dd X. Giá trị của V là

A. 0,10. B. 0,05. C. 0,15. D. 0,20.

B. Phần riêng

-----I. Dành cho học sinh các lớp 11B, C, D, E ( từ câu 31 đến câu 50)-----

Câu 31: Trong dân gian thường lưu truyền kinh nghiệm “mưa rào mà có going sấm là có thêm đạm trời rất tốt cho cây trồng”. Vậy đạm trời chứa thành nguyên tố dinh dưỡng nào:

A. Nito B. Photpho C. Kali D. Silic

Câu 32: Từ 1 lít hổn hợp khí CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2?

A. 2 lít B. 1,5 lít C. 1 lít D. 0,8 lít

Câu 33: Trong dd HNO3 0,01M, tích số ion của H2O là

A. [H+][OH] = 1,0.10–14. B. [H+][OH] < 1,0.10–14.

C. Không xác định được. D. [H+][OH] > 1,0.10–14.

Câu 34: Hòa tan 4,59 g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được là

A. 2,24 lit và 6,72 lit B. 2,016 lit và 0,672 lít C. 0,672 lit và 2,016 lit D. 1,972 lit và 0,448 lit

Câu 35:c hại to lớn của việc sử dụng quánhiều phân bón hoá học là:

A. Làm cho đất tơi xốp B. Làm cho đất

C. Làm chua đất D. Làm cho cây trồng đột biến gen

Câu 36: Một dung dịch có pH = 5 thì nồng độ H+ sẽ bằng

A. 5,0.10–4 M. B. 2,0.10–5 M. C. 0,2 M. D. 10–5 M.

Câu 37: Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg2+; 0,03 mol Na+; 0,03 mol Cl và y mol SO42–. Giá trị của y là

A. 0,01 B. 0,02 C. 0,015 D. 0,025

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 1,2g chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 4,08g. Biết rằng số mol CO2 gấp 0,75 lần số mol của nước. CTPT của A là: (biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử):

A. C3H8O B. C3H6O C. C4H10O D. CH2O

Câu 39: Chất thuộc loại hợp chất hữu cơ là:

A. CH4 B. CO C. CO2 D. Na2CO3

                                                Trang 1/6 - Mã đề thi 132


 

Câu 40: Cacbon tác dụng với H2SO4 đặc giải phóng 13,44 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng C đã phản ứng là

A. 2,4 gam. B. 7,2 gam. C. 3,6 gam. D. 1,44 gam.

Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 11,2 g Fe vào HNO3 dư, thu được dung dịch A và 4,48 lít khí X duy nhất, đo ở đktc. Khí X là

A. N2O. B. NO. C. N2. D. NO2.

Câu 42: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA là:

A. ns2np5. B. ns1np5. C. ns2np5nd5. D. ns2np3.

Câu 43: Loại liên kêt chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là:

A. liên kết ion. B. liên kết kim loại

C. liên kết cộng hoá trị. D. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.

Câu 44: Tính chất đặc biệt của kim cương là:

A. Rất mềm B. Cản quang C. Có ánh kim D. Rất cứng

Câu 45: Hợp chất X có %C = 54,54%; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là

A. C4H10O2. B. C4H10O. C. C5H12O. D. C4H8O2.

Câu 46: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc.

B. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.

C. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.

D. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.

Câu 47: Đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali bằng hàm lượng %

A. K. B. KOH.

C. phân kali đó so với tạp chất. D. K2O.

Câu 48: Thành phần chính của cát là:

A. SiO2 B. H2SiO3 C. Si D. Na2SiO3

Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại X là

A. Cu B. Zn C. Mg D. Al

Câu 50: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO dư nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). % thể tích khí CO trong X là

A. 18,42%. B. 57,15%. C. 14,28%. D. 28,57%.

--

----III. Dành cho học sinh các lớp 11A ( từ câu 51 đến câu 70)

Câu 51: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl x mol và SO42– y mol. Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 g chất rắn khan. Giá trị x, y là

A. x = 0,2; y = 0,1 B. x = 0,3; y = 0,2 C. x = 0,1; y = 0,4 D. x = 0,4; y = 0,1

Câu 52: Thành phần chính của cát là:

A. H2SiO3 B. Na2SiO3 C. SiO2 D. Si

Câu 53: Từ 1 lít hổn hợp khí CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2?

A. 1 lít B. 1,5 lít C. 2 lít D. 0,8 lít

Câu 54: Hòa tan 4,59 g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được là

A. 2,24 lit và 6,72 lit B. 2,016 lit và 0,672 lít C. 0,672 lit và 2,016 lit D. 1,972 lit và 0,448 lit

Câu 55: Hòa tan 6,4 gam Cu vào 120 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được V lít NO duy nhất đktc. Giá trị của V là

A. 0,672 B. 2,688 C. 0,336 D. 1,344

 

                                                Trang 1/6 - Mã đề thi 132


 

Câu 56: Sục khí NH3 từ từ đến dư vào dung dịch CuCl2 thì hiện tượng quan sát được là

A. không có hiện tượng gì xảy ra 

B. có kết tủa màu xanh lam xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần, tới một lúc nào đó thì kết tủa lại bị hòa tan dần đến hết, dung dịch trở nên trong suốt có màu xanh thẩm.

C. có kết tủa màu đỏ xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần, tới một lúc nào đó thì kết tủa lại bị hòa tan dần đến hết, dung dịch trở nên trong suốt có màu xanh lam.             

D. có kết tủa màu xanh lam xuất hiện

Câu 57: Cho các phát biểu sau:

(1) Photpho trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc màu vàng nhạt, trông giống như sáp, có cấu trúc tinh thể phân tử.

(2) Photpho đỏ là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime nên khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng.

(3) Trong tự nhiên photpho tồn tại dạng tự do.

(4) Ở nhiệt độ thường, photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

(5) Ở nhiệt độ thường photpho kém hoạt động hóa học hơn nitơ do độ âm điện nhỏ hơn.

(6) Phần lớn photpho dùng sản xuất axit photphoric, một phần sản xuất diêm, bom, đạn cháy.

Số phát biểu đúng là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 58: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72: 5: 32: 14. CTPT của X là

A. C6H5O2N. B. C6H14O2N. C. C6H12ON. D. C6H6ON2.

Câu 59: Cho 2 chất hữu cơ X, Y (gồm C, H, O) đều có chứa 53,33% oxi về khối lượng. Khi đốt cháy 0,02mol hỗn hợp X, Y cần 0,05mol oxi. Khối lượng phân tử của Y gấp 1,5 lần khối lượng phân tử của X.M của hai chất X và Y lần lượt bằng:

A. 40 và 60 B. 60 và 90 C. 30 và 45 D. 80 và 120

Câu 60: Để khử hoàn toàn hỗn hợp FeO,CuO cần 4,48 lít H2(đkc).Nếu cũng khử hoàn toàn hổn hợp đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dung dịch nước vôi trong dư tạo ra lượng kết tủa là:

A. 1,0g B. 20g C. 10g D. 2,0g

Câu 61: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2. B. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.

C. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3. D. Hg(NO3)2, AgNO3.

Câu 62: Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hợp chất đó là

A. C2H4O2. B. C2H6O2. C. C2H6O. D. C2H4O.

Câu 63: Choïn kim loaïi khoâng taùc duïng vôùi HNO3 ñaëc nguoäi

A. Fe, Al B. Al , Pb C. Cu, Ag, Mg D. Fe, Cu

Câu 64: Cacbon tác dụng với H2SO4 đặc giải phóng 13,44 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng C đã phản ứng là

A. 2,4 gam. B. 7,2 gam. C. 3,6 gam. D. 1,44 gam.

Câu 65: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất B (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Công thức phân tử của B là

A. C4H11N.                       B. C2H7N.                        C. C3H9N.                      D. C4H9N.

Câu 66: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít (đktc) khí N2 và dung dịch X. Thêm NaOH dư vào dung dịch X và đun sôi thì thu được 1,344 lít khí NH3. Giá trị của m là

A. 4,86 B. 1,62 C. 7,02 D. 9,72

                                                Trang 1/6 - Mã đề thi 132


 

Câu 67: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dd KOH dư, rồi thêm tiếp dd NH3 dư lần lượt vào 4 dd trên thì số chất kết tủa thu được là

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 68: Khử m gam Fe2O3 bằng CO một thời gian được chất rắn X. Hòa tan hết chất rắn X trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,224 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 18,15 gam muối khan. Hiệu suất của phản ứng khử oxit sắt bằng

A. 26,67 % B. 25,00% C. 13,33% D. 30,25 %

Câu 69: Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 80%)?

A. 100 lít B. 64 lít C. 40 lít D. 80 lít

Câu 70: Tính chất đặc biệt của kim cương là:

A. Có ánh kim B. Rất mềm C. Rất cứng D. Cản quang

 

----------- HẾT ----------

 

                                                Trang 1/6 - Mã đề thi 132

nguon VI OLET