Đề THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 12
(Đề số 1)
Câu 1. Bằng cách nào sau đây người ta có thể tạo ra một giống cây mới chứa đặc điểm di truyền của hai loài khác nhau?
A. Gây đột biến đa bội.
B. Nuôi cấy mô.
C. Lai tế bào sinh dưỡng.
D. Nuôi cấy hạt phấn
Câu 2. Ở người, tính trạng máu khó đông do alen lặn h trên NST X qui định, alen H qui địnhmáu đông bình thường. Ở một gia đình có bố và mẹ đều không bị bệnh mang kiểu gen: ♂ XHY x♀ XHXh. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về các con củacặp vợ chồng này?
A. Con gái có thể nhận giao tử XH hoặc Xh của mẹ.
B. Con trai bị bệnh đã nhận giao tử Xh của mẹ.
C. Con trai không bị bệnh đã nhận giao tử XH của bố.
D. Tất cả con gái của gia đình này đều không bị bệnh.
Câu 3. Nội dung nào sau đây đúng về thể tam bội?
A. Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và n.
B. Trong tế bào sinh dưỡng, ở mỗi cặp nhiễm sắc thể đều có 3 nhiễm sắc thể.
C. Trong tế bào sinh dưỡng, chỉ có một cặp nhiễm sắc thể nào đó có 3 nhiễm sắc thể.
D. Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n.
Câu 4. Theo lý thuyết thì thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng
A. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp.
B. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp.
C. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp , tăng dần tần số kiểu gen dị hợp.
D. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mức phản ứng?
A. Mức phản ứng không di truyền được.
B. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
C. Mức phản ứng di truyền được.
D. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
Câu 6. Biện pháp nào sau đây có thể bảo vệ vốn gen của loài người?
A. Sử dụng các biện pháp tránh thai.
B. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước khi sinh.
C. Chăm sóc trẻ tật nguyền.
D. Xác định giới tính sớm để sàng lọc trước khi sinh.
Câu 7. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc cácgen đánh dấu để
A. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
B. tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng.
C. nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
D. đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
Câu 8. Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy gen qui định cánh cụt đồng thờiqui định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, trứng đẻ ít …, đây là hiện tượng
A. tương tác bổ sung.
B. tương tác cộng gộp.
C. di truyền liên kết.
D. tác động đa hiệu của gen.
Câu 9. Trong kỹ thuật chuyển gen, thể truyền có thể là
A. plasmit.
B. nấm đơn bào.
C. động vật nguyên sinh.
D. vi khuẩn E.coli.
Câu 10. Trên phân tử mARN, bộ 3 kết thúc có vai trò
A. mã hóa axit amin mêtiônin.
B. làm tín hiệu kết thúc dịch mã.
C. làm tín hiệu kết thúc phiên mã.
D. mã hóa axit amin foocmin mêtiônin.
Câu 11. Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?
A. Amilaza và ligaza.
B. Restrictaza và ligaza.
C. ADN - pôlimeraza và amilaza.
D. ARN - pôlimeraza và ligaza.
Câu 12. Theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gen: AaXBY giảm phân bình thường cho bao nhiêuloại giao tử sau đây?
(1) Aa(2) aXB (3) AY (4) XBY (5) AA (6) AXB
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về cơ chế nhân đôi ADN?
A. Enzim ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 3` 5`.
B. Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit
nguon VI OLET