Tiết 1
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Kỹ năng và năng lực cần phát triển:
Phân biệt được nguồn sáng, nêu thí dụ.
Năng lực cần phát triển: hợp tác
3. Thái độ:
Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Đèn pin, bảng phụ.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Mỗi nhóm 1 hộp kín có đèn pin (H 1.2a), pin dây nối công tắc.
III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1:
Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
GV: Bật đèn pin (H 1.1).
Ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không? vì sao ?
HS: Không, vì ánh sáng không chiếu trực tiếp từ đèn pin phát ra. Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
HS: Đọc SGK: Quan sát và thí nghiệm
HS: Thảo luận, trả lời C1 vào phiếu học tập.
Tích hợp giáo dục môi trường:
Ở các thành phố lớn, do nhà cao tầng che cắn nên học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để làm giảm tác hại này, học sinh cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại
GV: Giúp HS rút ra câu kết luận.
Hoạt động 2:
Điều kiện nào ta nhìn thấy 1 vật.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1.2a.
Từng nhóm thảo luận và trả lời C2.
GV: Giúp HS rút ra câu kết luận chung. (Vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta).
Hoạt động 3:
Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
GV: Yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau giữa dây tóc đèn đang sáng và mảnh giấy trắng. Vật nào tự nó phát ra ánh sáng, vật nào phải nhờ ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó rồi hắt lại ánh sáng?
Dây tóc đèn đang sáng tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng, mảnh giấy trắng là vật sáng .
Nhóm thảo luận và trả lời C3.
GV: Thông báo nguồn sáng, vật sáng là gì.
GV: Gọi HS cho VD một số nguồn sáng, vật sáng.
Hoạt động 4: Vận dụng.
HS: Suy nghĩ và trả lời C4
GV: Đưa ra đáp án câu C4
HS: Làm TN, thảo luận với câu C5
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau.
GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5
I. Nhận biết ánh sáng:
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.








II. Nhìn thấy một vật:
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.




III. Nguồn sáng và vật sáng:
Nguồn sáng: vật tự nó phát ra ánh sáng.
Vật sáng: vật tự phát ra ánh sáng và hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó.










IV. Vận dụng.
C4: Bạn Thanh đúng
Vì không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ánh sáng của đèn pin.
C5: Vì ánh từ đèn pin được các hạt khối li ti hắt lại và truyền vào mắt ta nên ta sẽ nhìn thấy vệt sáng do đèn pin phát ra.

4. Củng cố:
GV hướng dẫn HS đọc phần có thể em chưa biết.
Ta nhận biết được vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT (1.1 - 1.5).
5. Dặn dò:
Học bài: Phần ghi nhớ, vận dụng vào thực tế, làm bài tập.
Hoàn chỉnh bài tập trong SBT (1.1 - 1.5 ).
Xem trước bài “Sự truyền ánh sang”
V
nguon VI OLET