SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II LỚP 11

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN


NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: VẬT LÍ


( Đề gồm có 4 trang )
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề )


MÃ ĐỀ 110

Họ và tên: ………………………………………………………Số báo danh:…………………………..

Câu 1: Phát biều nào sau đây không đúng về thấu kính phân kỳ?
A. Tiêu cự của thấu kính phân kỳ có giá trị dương.
B. Tia sáng tới kéo dài qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính.
C. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm sau thấu kính.
D. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.
Câu 2: Một ống dây hình trụ gồm 100 vòng dây, hình trụ dài 10cm, bán kính tiết diện bằng 2cm. Điện trở của ống dây là 0,5, ống dây được mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động 4,5V và điện trở trong 1. Ống dây dự trữ một năng lượng bằng
A. 0,23 mJ. B. 7,1 J. C. 0,71 mJ. D. 1,42 mJ.
Câu 3: Từ thông Φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 1 phút từ thông giảm từ 1,2Wb xuống còn 0,6Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là
A. 0,01 V. B. 1,2 V. C. 0,02 V. D. 0,6 V.
Câu 4: Hai dòng điện có cường độ I1=I2=5A chạy trong hai dây dẫn song song và cùng chiều, cách nhau 80cm. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại điểm M cách đều hai dây và cách mặt phẳng chứa hai dây dẫn một đoạn 30cm luôn luôn có phương
A.  nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn.
B.  vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây dẫn.
C.  song song với mặt phẳng chứa hai dây dẫn.
D.  hợp với mặt phẳng chứa hai dây dẫn một góc 600.
Câu 5: Một ống dây có 1000 vòng dây, ống dây có chiều dài 10cm, cho dòng điện 2A chạy qua, cảm ứng từ trong lòng ống dây
A.  2,51.10-2T. B.  1,25.10-3T. C.  3,14.10-7T. D.  2,51.10-6T.
Câu 6: Theo quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên 1 đoạn dây dẫn có dòng điện thì chiều của ngón cái, ngón giữa lần lượt chỉ chiều của
A. Từ trường và lực từ. B. Vecto cảm ứng từ và dòng điện.
C. Lực từ và dòng điện. D. Dòng điện và lực từ.
Câu 7: Một khung dây phẳng có diện tích 20cm² gồm 100 vòng dây được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn bằng 2.10–4 (T). Cho từ trường giảm đều đặn đến 0 trong khoảng thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
A. 40 V. B. 4,0 V. C. 0,4 V. D. 4,0 mV.
Câu 8: Từ trường đều không có tính chất
A. tác dụng lực từ lên các điện tích chuyển động trong nó.
B. các đường sức song song và cách đều nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
Câu 9: Dòng điện Fu-cô xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khối thép chuyển động dọc theo các đường sức của từ trường đều.
B. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ.
C. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.
D. Lá nhôm nằm trong từ trường đều.
Câu 10: Suất điện động tự cảm của ống dây tỉ lệ với
A. cường độ dòng điện chạy qua.
B. từ thông cực đại.
C. điện trở ống dây.
D. tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật
nguon VI OLET