ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 6 - Thời gian: 90 phút.
Phần trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Đọc kĩ đoạn văn và chọn ý đúng trong mỗi câu hỏi:
“… Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò, nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong.”
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
1/ Đoạn văn trên kể về:
A. Sự đình công của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. C. Sự đình công và hậu quả của nó
B. Cô Mắt kêu gọi mọi người đình công D. Sự nghỉ ngơi của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2/ Có mấy danh từ riêng trong đoạn văn trên:
A. Tám B. Bốn C. Sáu D. Bảy
3/ Câu “ Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời.” có mấy cụm danh từ:
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
4/ Cũng trong câu trên có bao nhiêu từ?
A. Chín B. Mười C. Mười một D. Mười hai
5/ Từ dùng để làm gì?
A. Tạo tiếng B. Tạo từ C. Tạo câu D. Phân biệt từ và tiếng
6/ Truyền thuyết và cổ tích thường chứa:
A. Chi tiết có thật C. Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đuờng.
B. Yếu tố gây cười. D. Chỉ (A) và (C) đúng.
7/ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
A. Nhà Nguyễn B. Nhà Lê C. Nhà Trần D. Các Vua Hùng
8/ Truyện nào sao đây thể hiện ước mơ niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng yêu chuộng hòa bình của dân nhân dân ta?
A. Thạch Sanh B. Thánh Gióng C. Sự tích Hồ Gươm D. Con Rồng cháu Tiên
9/ Dòng nào nêu đúng qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
A. Viết hoa tất cả các chữ cái C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên
B. Viết hoa các tiếng đầu tiên D. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
10/ Từ nào sao đây không phải là động từ?
A. Lấp ló B. Chạy nhảy C. Học tập D. Chăm chỉ
11/ Phương thức biểu đạt chính của truyện dân gian là:
A. Miêu tả B. Tự Sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh.
12/ Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Phần tự luận (7 điểm)
1. Hãy nêu các lần thử thách mà em bé thông minh đã vượt qua? (1đ)
2. Làm văn:
Kể về thầy giáo hay cô giáo trong năm học này mà em quí mến. (6đ)
ĐÁP ÁN
DỰ THẢO ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 6 - Thời gian: 90 phút.

Trắc nghiệm: (3 điểm)
1. C 4. D 7. D 10. D
2. A 5. C 8. A 11. B
3. B 6. C 9. D 12. C

II. Tự luận:(7 điểm)
1/ Nêu đúng, đủ bốn lần thử thách của em bé thông minh. (1 điểm)
Thiếu hoặc sai mỗi lần trừ 0,25đ
Cụ thể: Lần 1: Quan – câu đố: Trâu cày một ngày được bao nhiêu đường.
Lần 2: Vua – 3 con trâu đực và 3 thúng gạo nếp, 1 năm sau trâu đẻ thành 9 con.
Lần 3: Vua – 1 con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ.
Lần 4: Sứ giả nước láng giềng – xâu sợi chỉ qua đường ruột ốc dài.
2/ Làm văn: (6 điểm)
Yêu cầu:
Nội dung:
Kể được về thầy, cô giáo trong năm học này mà em quý mến.
Chú ý những điểm tiêu biểu về hình dáng, tính tình, việc làm, lời nói,…, gây ấn tượng trong em.
Tình cảm trong em đối với thầy, cô giáo.
Hình thức:
Bài làm có bố cục ba phần rõ ràng.
Diễn đạt mạch lạc, cảm xúc chân thật, lời văn biểu cảm.
Bài viết ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dấu câu, dùng từ,…
Biểu điểm:
Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
Điểm 4: Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng ở mức độ thấp hơn.
Điểm 3: Bài viết đạt yêu cầu nhưng nội dung còn thiếu, diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, lời văn thiếu biểu cảm.
Điểm 2: Bài viết sơ sài, diễn đạt yếu, còn sai nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1: Không nắm vững yêu cầu đề ra và phương pháp làm bài hoặc chỉ viết được phần mở bài.
Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.




















ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 6 - Thời gian: 90 phút.
Phần trắc nghiệm:
( 3 điểm ) Đọc đoạn văn sau và chọn ý đúng nhất cho từng câu hỏi bên dưới:
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa, ngựa hí dài mấy tiếng vang dội”.
( Trích từ sách Ngữ văn 6, tập 1 )

1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Con Rồng cháu Tiên B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Thánh Gióng C. Sơn Tinh Thủy Tinh.
2. Tác phẩm đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết B. Truyện cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
3. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng ở đoạn trích trên?
A. Biểu cảm B. Tự sự
C. Miêu tả D. Nghị luận.
4. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
A. Tả cảnh chuẩn bị đánh giặc B. Nêu cảm nghĩ của Thánh Gióng
C. Kể lại sự việc Gióng chuẩn bị ra trận D. Tất cả đều đúng.
5. Đoạn trích được thể hiện bằng lời của nhân vật nào?
A. Thánh Gióng B. Sứ giả
C. Người kể chuyện D. Giặc.
6. Đoạn văn trên sử dụng bao nhiêu danh từ riêng?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn.
7. Đoạn văn trên từ loại nào được sử dụng nhiều nhất?
A. Danh từ B. Tính từ
C. Động từ D. Số từ.
8. Trong câu: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có mấy cụm động từ?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn.
9. Từ nào sau đây là tính từ?
A. Lẫm liệt B. Vùng dậy
C. Vươn vai D. Tráng sĩ.
10. Xác định từ Hán Việt trong các từ dưới đây?
A. Người B. Gia nhân
C. Mít tinh D. Tất cả đều sai.
11. Cụm từ nào dưới đây giải thích nghĩa cho từ “dũng cảm” ?
A. Can đảm, không hèn nhát B. Rõ ràng, minh bạch
C. Thật thà, thẳng thắn D. Chân thành.
12. Trong các cách viết sau, cách nào viết chưa đúng?
A. Phi-lip-pin B. Cao Bằng
C. Phan Thiết D. Đà nẵng.
Phần tự luận (7 điểm)
Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.









ĐÁP ÁN VỀ ĐỀ KIỂM TRA HKI NGỮ VĂN 6

I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm.

1 C 5 C 9 A
2 A 6 A 10 B
3 B 7 C 11 A
4 C 8 C 12 D

II. Tự luận: ( 7 điểm )
















































ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 6 - Thời gian: 90 phút.
Phần trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất :
1. Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyện “ Con Rồng cháu Tiên” là gì ?
a. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.. b. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
c. Tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.
d. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà.
2. Chi tiết nào trong truyện “ Thánh Gióng” sau đây không liên quan đến hiện thực lịch sử ?
a. Đời Hùng Vương thứ 6 ở làng Gióng. c. Từ sau hôm gặp sứ giả chú bé lớn nhanh như thổi.
b. Bấy giớ có giặc Ân đến xâm phạm nước ta. d. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng.
3. Em thấy truyện cổ tích thiên về nội dung nào ?
a. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. c. Đấu tranh giai cấp.
b. Đấu tranh chống xâm lược. d. Đấu tranh để bảo tồn văn hoá.
4. Mục đích chính việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích là gì ?
a. Vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội. c. Thể hiện ước mơ về công bằng.
b. Góp phần tạo nên chất lãn mạn cho câu chuyện. d. Ý b, c đúng.
5. Tác giả dân gian dùng hình thức ra câu đố trong truyện “ Em bé thông minh” không nhằm vào mục đích nào sau đây ?
a. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc. b. Tạo yếu tố bất ngờ để tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
c. Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo dụng ý nghệ thuật của mình d. Đánh đố người nghe, người đọc
6. Bài học rút ra từ truyện “ Treo biển “ là :
a. Phải tiếp thu ý kiến của người khác. b. Làm việc gì phải có ý thức, có chủ kiến, tiếp thu ý kiến có chọn lọc.
c. Phải giữ vững ý kiến của mình không nên nghe theo ý kiến của người khác. d. Cả 3 ý kiến trên đều sai.
7. Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào ?
a. Nhân vật chính của truyện là con người. b. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
c. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài vật, đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta 1 bài học.
d. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
8. Cụm danh từ trong câu sau đây có cấu trúc như thế nào: “ Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực và muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”
a. Đủ 3 phần. c. Chỉ có phần trước và phần trung tâm.
b. Chỉ có phần trung tâm. d. Chỉ có phần trung tâm. và phần sau.
9. Yếu tố nào sau đây không cần thiết cho một bài văn kể về một nhân vật trong kiểu bài kể chuyện đời thường
a. Giới thiệu chung về nhân vật. b. Kể được một vài đặc điểm về tính nết, ý thích của nhân vật.
c. Kể được một vài hành động, lời nói đáng nhớ của nhân vật.
d. Miêu tả ngoại hình cụ thể ngoại hình của nhân vật
10. Trong các câu văn sau, câu nào không chứa lượng từ ?
a. Phú ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người. c. Nhiều ngày trôn qua chưa thấy chàng trở về.
b. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. d. Một trăm ván cơm nếp.
11. Nhận định nào sau đây không đúng về cụm động từ ?
a. Hoạt động trong câu như một động từ .
b. Hoạt động trong câu không như một động từ.
c. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành.
d. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ.
12. Khi nào bà mẹ của Mạnh Tử cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung cửi ?
a. Con muốn ăn thịt lợn mà chưa có tiền. c. Con mải chơi với bạn.
b. Con đang đi học, bỏ học về nhà chơi. d. Con bắt chước cách buôn bán điên đảo.
Phần tự luận (7 điểm)
Em hãy
nguon VI OLET