SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
 KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2019 - 2020
Môn: Hóa Học 12


ĐỀ CHÍNH THỨC
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề có 02 trang)



Học sinh làm bài bằng cách chọn và tô kín một ô tròn trên Phiếu trả lời trắc nghiệm
tương ứng với phương án trả lời đúng của mỗi câu.
Họ và tên thí sinh: ......................................................... Lớp: ........................
Số báo danh: ....................... Phòng thi :...................... Trường: …….……......…………….............................
Câu 1: Trong số các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Na2CO3, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. K. B. Mg. C. Be. D. Ca.
Câu 3: Nước cứng tạm thời chứa các muối nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2 và CaCl2. B. CaSO4 và CaCl2.
C. MgSO4 và CaSO4. D. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Câu 4: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với khí clo dư, phản ứng hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 12,55. B. 13,25. C. 12,70. D. 16,25.
Câu 5: Kim loại nhôm không được dùng để
A. làm dây dẫn điện thay cho đồng. B. làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa.
C. xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất. D. trộn với bột CuO để hàn đường ray.
Câu 6: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao nung. B. thạch cao sống. C. thạch cao khan. D. đá vôi.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhôm oxit là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước tạo dung dịch kiềm.
B. Khi đốt, bột nhôm cháy trong không khí cho ngọn lửa sáng chói và tỏa nhiều nhiệt.
C. Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan CO2.
D. Nhôm dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch HCl tạo thành H2.
Câu 8: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí X không màu. Khí X là
A. H2. B. SO2. C. H2S. D. SO3.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với kim loại kiềm?
A. Màu trắng bạc. B. Có ánh kim.
C. Nhiệt độ nóng chảy cao. D. Độ cứng thấp.
Câu 10: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Na. B. K. C. Be. D. Ba.
Câu 11: Thành phần chính của muối ăn là
A. CaSO4. B. NaCl. C. BaCl2. D. CaCO3.
Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam CaCO3, thu được khối lượng CaO là
A. 11,2 gam. B. 16,8 gam. C. 14,4 gam. D. 8,8 gam.
Câu 13: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: AlCl3, FeCl3, MgCl2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. Na2SO4.
Câu 14: Thành phần hóa học chính của quặng xiđerit là
A. FeS2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeCO3.
Câu 15: Kim loại X có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch. Kim loại X là
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây xuất hiện ăn mòn điện hóa học?
A. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch HCl.
B. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
C. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
D. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
Câu 17: Nguyên tố Al (Z = 13) ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. IIA. B. IA. C. VIIA. D. IIIA.
Câu 18: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
nguon VI OLET