Trường THPT Nguyễn Trãi    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

         Môn: Địa Lí- lớp 12.

         (Thời gian: 45 phút)

 

Họ và Tên:……………………………………………Lớp:…………….

 Câu 1. Đặc điểm tự nhiên tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở TD và MN Bắc Bộ là

 A. chế độ nhiệt, ẩm cao.

 B. đất pheralit giàu dinh dưỡng.

 C. địa hình chủ yếu là đồi núi.

 D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và địa hình đồi núi.

Câu 2. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác một số khoáng sản ở TD và MN Bắc Bộ là

 A. thiếu lao động có kĩ thuật.

 B. đòi hỏi các phương tiện hiện đại.

 C. khu vực có khoáng sản là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người.

 D. các mỏ phân bố phân tán, nhìn chung các mỏ khoáng sản trữ lượng không lớn.

Câu 3. TD và MN Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

 A. nhiều sông ngòi, mưa nhiều.

 B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

 C. địa hình dốc, lắm thác ghềnh.

 D. địa hình dốc và sông có lưu lượng nước lớn.

Câu 4. Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

A. diện tích cây ăn quả.    B. sản lượng cây cao su.

C. trữ năng thủy điện.              D. diện tích cây cà phê. 

Câu 5. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là

A. Crôm.                   B.Mangan.                C. Sắt.                  D. Bôxit.

Câu 6. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là

A. đất bazan có tầng phong hóa sâu, địa hình cao nguyên xếp tầng.

B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.

C. đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

D. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.

Câu 7. Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Nghệ An.      B. Thanh Hóa.       C. Hà Tĩnh.                 D. Quảng Bình.

Câu 8. Vai trò chính của rừng ven biển của vùng Bắc Trung B

A. chắn gió, bão, cát bay, cát chảy. B. điều hòa dòng chảy của sông ngòi.

C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn.  D. để lấy gỗ nguyên liệu.


Câu 9. Ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. phát triển cơ sở năng lượng.  B. khai thác khoáng sản.

C. xây dựng hệ thống cảng biển.  D. phát triển công nghiệp chế biến N-L-TS.

Câu 10. Thế mạnh tự nhiên thuận lợi nhất trong việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở DHNTB là

A. bờ biển dài, nhiều loài tôm cá và các hải sản khác.

B. ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.

C. bờ biển có nhiều khả năng xây dựng cảng cá.

D. ngoài khơi có nhiều loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao.

Câu 11. Nghề làm muối phát triển mạnh nhất ở

A. Duyên Hải Nam Trung Bộ.       B. Bắc Trung Bộ.   

C. Đông Nam Bộ.      D. đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

A. tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II. 

B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

C. tăng tỉ trọng khu vực III và I, giảm tỉ trọng khu vực II. 

D. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

Câu 13. Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.   B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung.      D. Đông Nam Bộ.

Câu 14. Khoáng sản có giá trị lớn nhấtĐồng bằng sông Hồnglà

A. đá vôi, đất sét, cao lanh.   B.than nâu , khí tự nhiên.

C.đá vôi, đất sét.                             D. đá vôi, than nâu.

Câu 15. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Đơn vị %)

  Năm

1990

1995

2000

2010

Nông- Lâm- Ngư

45,6

32,6

29,1

12,6

Công nghiệp- xây dựng

22,7

25,4

27,5

43,8

Dịch vụ

31,7

42,0

43,4

43,6

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê, 2011)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1990- 2010,dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.  B. Miền.  C. Đường.  D. Cột.

Câu 16. Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ở Đồng bằng sông Hồng vì

   A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội.

C. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Câu 17. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. lao động.               B. thuỷ lợi.  C. giống cây trồng.  D. bảo vệ rừng.

Câu 18. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải  là do

A. vị trí địa lí và điều kiện  tự nhiên thuận lợi.

B. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.


C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

D. lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

Câu 19. Tài nguyên khoáng sn ni bt nht ca vùng Đông Nam B

A. cao lanh cho công nghip gm, sứ.

B. đất sét cho công nghip vt liu xây dng.

C. du khí vùng thm lục đa.

D. bôxit cho công nghip luyn kim màu.

Câu 20. Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra

A. hạn hán B. bão.  C. lụt.  D. xâm nhập mặn.

Câu 21. Chủ động “sống chung với lũ” để khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại là đặc  trưng của vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.   B. Đồng bằng ven biển miền Trung.

C.Vùng đồi núi.    D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh là do

A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi.

D. sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi.

Câu 23. Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất

A. ôn đới.        B. nhiệt đới.  C. cận nhiệt đới.  D. cận xích đạo.

Câu 24. Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa nước ta là

A. đánh bắt xa bờ.    B. đánh bắt ven bờ.

C. đánh bắt tận diệt .    D. đánh bắt đúng vùng biển quy định.

Câu 25. Vấn đề cần chú ý trong thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khíĐông Nam Bộ

 A. hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô. 

 B. nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng hành.

 C. tránh để xảy ra các sự cố môi trường. 

D. xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.

Câu 26. Vùng kinh tế trọng điểm có đóng góp lớn nhất vào GDP của nước ta là

A. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

B. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

C. vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D. vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 27. Đối với vấn đề an ninh quốc phòng, đảo và quần đảo có ý nghĩa

A. cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi hải đảo và thềm lục địa.

B. căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

C. điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.

D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, khẳng định chủ quyền của nước ta.

Câu 28. (1,0 điểm) Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ THÀNH THỊ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2013-2015


(Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2013

2014

2015

Cả nước

28 874,9

30 035,4

31 067,5

Đông Nam Bộ

9 441,7

9 893,9

10 131,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số thành thị của Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2013-2015?

A. Cả nước tăng nhanh và gấp hơn ba lần Đông Nam Bộ (năm 2015).

B. Đông Nam Bộ tăng nhanh nhưng ít hơn so với cả nước.

C. Đông Nam Bộ tăng không ổn định và tăng ít hơn cả nước.

D. Cả nước tăng nhiều hơn Đông Nam Bộ.

Câu 29. Cho biểu đồ: 

 Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào?

 A. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ.

 B. Tình hình phát triển giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ.

 C. Sự chuyển dịch giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ.

 D. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ.

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng ĐBSH là

 A. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

 B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

 C. đất lâm nghiệp có rừng.

D. đất phi nông nghiệp.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất nước ta năm 2007 là

 A. Lâm Đồng, Thanh Hóa.   B. Yên Bái, Tuyên Quang.

 C. Nghệ An, Lạng Sơn.   D. Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành nào sau đây không xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

 A. Chế biến nông sản.   B. Đóng tàu.

 C. Sản xuất vật liệu xây dựng.  D. Luyện kim màu.

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là

A. Thanh Hóa.   B. Vinh.  C. Đồng Hới.  D. Huế.


 

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu quốc tế không thuộc vùng ĐBSCL?

 A. Xà Xía.  B. Xa Mát.  C. Tịnh Biên.  D. Vĩnh Xương.

Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thị trường XNK hàng hóa năm 2007 lớn nhất nước ta là khu vực

 A. Châu Á- Thái Bình Dương.   B. Đông Nam Á.

 C. Liên minh châu Âu.    D. Bắc Mĩ.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nước ta có mấy trung tâm du lịch quốc gia?

 A. 1.   B. 2.    C. 3.   D. 4.

 

 

 

 

 


 

nguon VI OLET