SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 2010

Trường THPT HIỆP THÀNH     Môn: Vật Lý; Lớp 11

Đề đề nghị

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Chọn phương án sai.

 A. Qua một điểm trong từ trường, ta chỉ vẽ một đường sức qua điểm đó.

 B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực.

 C. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.

 D. Xung quanh các điện tích đứng yên có từ trường.

Câu 2: Biểu thức xác định cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn có bán kính R gồm N vòng dây gây ra tại tâm vòng tròn là

 A. B = 2.10–7  B. B = 2.10–7  C. B = 2π.10–7  D. B = 2π.10–7

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với

 A. cường độ dòng điện trong dây dẫn. B. chiều dài của đoạn dây đó.

 C. góc hợp bởi dây dẫn và đường sức. D. cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.

Câu 4: Công thức tính lực Lorentz tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều là

 A. f = IBl cos α B. f = |q|vB cos α C. f = IBl sin α D. f = |q|vB sin α

Câu 5: Một iôn bay theo quỹ đạo tròn, bán kính R trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Khi tốc độ tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là

 A. 2R   B.    C. R   D. 4R

Câu 6: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?

 A. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.

 B. M và N đều nằm trên một đường sức từ.

 C. Cảm ứng từ tại M và N ngược chiều nhau.

 D. Cảm ứng từ tại M và N có cùng độ lớn.

Câu 7: Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi

 A. đổi chiều dòng điện.

 B. đổi chiều cảm ứng từ.

 C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.

 D. quay dòng điện góc 90° trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ.

Câu 8: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5A cảm ứng từ đo được là 31,4.10–6 T. Đường kính của dòng điện đó là

 A. 10 cm  B. 20 cm  C. 22 cm  D. 26 cm

Câu 9: Công thức tính độ lớn của suất điện động tự cảm là

 A.  B.  C.  D.

Câu 10: Suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỷ lệ với

 A. Tốc độ di chuyển của mạch kín trong từ trường.

 B. Tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.

 C. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường.

 D. Độ lớn của từ thông gửi qua mạch.

Câu 11: Một khung dây phẳng đặt trong một từ trường đều B = 5.10–2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc α = 30°. Khung dây diện tích S = 12 cm². Xác định độ lớn từ thông qua khung dây?

 A. Φ = 3.10–5 Wb    B. Φ = 3.10–5 Wb

 C. Φ = 0,5.10–5 Wb   D. Φ = 5.10–5 Wb

Câu 12: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn thì góc tới giới hạn igh được xác định bởi công thức:


 A. sin igh =  B. sin igh =  C. sin igh = n2n1. D. sin igh =

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

 A. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng bị phản xạ trở lại môi trường chứa chùm tia sáng tới.

 B. Phản xạ toàn phần chỉ có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

 C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc tới giới hạn phản xạ toàn phần igh.

 D. Góc tới giới hạn phản xạ toàn phần bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.

Câu 14: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng,

 A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.

 B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.

 C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.

 D. góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

Câu 15: Khi ánh sáng đi từ nước có chiết suất n = 4/3 sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị

 A. 41°48’  B. 48°35’  C. 62°44’  D. 38°26’

Câu 16: Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n = thì tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau. Góc tới là

 A. 60°   B. 45°   C. 30°   D. 35°

Câu 17: Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật

 A. luôn cho ảnh cùng chiều và lớn hơn vật.

 B. luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

 C. luôn cho ảnh cùng chiều và nhỏ hơn vật.

 D. có thể cho ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn tùy vào vị trí vật.

Câu 18: Một tia sáng truyền từ không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 60° thì góc khúc xạ trong khối chất trong suốt là 30°. Tính chiết suất của chất trong suốt.

 A. n = 2  B.   C. n = 3  D.

Câu 19: Đối với thấu kính hội tụ, khi tia tới song song với trục chính của thấu kính thì

 A. tia ló sẽ đi qua tiêu điểm vật chính. B. tia ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh phụ.

 C. tia ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính. D. tia ló sẽ đi qua quang tâm.

Câu 20: Công thức nào sai khi tính số phóng đại k của thấu kính

 A.   B.   C.   D.

II. TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)

Bài 1: (1 điểm) Một khung dây phẳng hình chữ nhật kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10–4 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 60°. Từ thông qua khung dây là bao nhiêu?

Bài 2: (1 điểm) Tính năng lượng từ trường của ống dây có độ tự cảm L = 0,4 H và dòng điện với cường độ I = 0,05A đi qua.

Bài 3: (2 điểm) Một người có mắt bình thường, điểm cực cận cách mắt 20 cm. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = 10 (dp). Kính đặt sát mắt. Xác định khoảng đặt vật trước kính lúp trên để mắt nhìn rõ vật.


SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU  KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 – 2010

ĐỀ CHÍNH THỨC     Môn: Vật Lý; Lớp 11

Đề gồm có 02 trang  Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Một ống dây hình trụ, dài l, bán kính R, gồm N vòng dây. Khi có dòng điện cường độ I chạy qua ống dây thì độ lớn cảm ứng từ trong ống dây là

 A. B = 4π.10–7 B. B = 4π.10–7 C. B = 2π.10–7 D. B = 4π.10–7

Câu 2. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là

 A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

 B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

 C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới bé hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

 D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới bé hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

Câu 3. Lực lorenxơ là lực từ

 A. tác dụng lên dòng điện

 B. tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

 C. do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia

 D. tác dụng lên hạt mang điện đứng yên trong từ trường

Câu 4. Chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì khi chiếu ánh sáng tới với góc tới i > 0 sẽ cho góc khúc xạ

 A. luôn lớn hơn góc tới   B. bằng góc tới

 C. luôn nhỏ hơn góc tới   D. có thể lớn hoặc nhỏ hơn góc tới

Câu 5. Từ trường không tương tác với

 A. các điện tích đứng yên   B. nam châm di chuyển

 C. các điện tích di chuyển   D. nam châm đứng yên

Câu 6. Một electron bay vào vùng từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B theo phương song song với đường sức từ. Lực lorenxo có độ lớn là

 A. f = qvB  B. f > 0  C. f < 0  D. f = 0.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng.

 A. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó

 B. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn của mạch điện kín thì trong mạch điện xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

 C. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

 D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với từ trường đã sinh ra nó.

Câu 8. Chọn câu sai. Khi xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng

 A. tia khúc xạ nằm ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

 B. đối với hai môi trường trong suốt nhất định thì sin i / sin r là hằng số

 C. tia khúc xạ luôn vuông góc với tia tới.

 D. tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.

Câu 9. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thủy tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng truyền từ nước sang thủy tinh là

 A. n12 = n1 – n2. B. n21 = n1 / n2. C. n21 = n2 / n1. D. n21 = n2 – n1.

Câu 10. Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vector cảm ứng từ và vector pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức

 A. Φ = BS tan α. B. Φ = BS sin α. C. Φ = BS cos α. D. Φ = BS cot α.

Câu 11. Một vòng dây hình tròn bán kính R có dòng điện I chạy qua. Nếu cường độ đòng điện trong vòng dây không thay đổi còn bán kính vòng dây giảm đi 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây sẽ

 A. giảm đi 4 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. tăng 2 lần


Câu 12. Hai điểm M, N gần dòng điện dài mà khoảng cách từ N đến dòng điện gấp 2 lần khoảng cách từ M đến dòng điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện đó tại M là BM, tại N là BN thì

 A. BM = 0,25BN. B. BM = 0,5BN. C. BM = 2BN.  D. BM = 4BN.

Câu 13. Chiếu một tia sáng từ không khí vào môi trường chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ, khi đó góc tới i tính theo công thức là

 A. tan i = n  B. tan i = 1/n  C. sin i = n  D. sin i = 1/n.

Câu 14. Một cuộn cảm có độ tự cảm L = 0,1 mH; cường độ đòng điện chạy qua cuộn dây tăng đều từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 2 s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn bằng

 A. 2,0 V  B. 0,5 mV  C 2,0 mV  D. 0,5 V

Câu 15. Tia sáng từ không khí vào chất lỏng trong suốt với góc tới i = 60° thì góc khúc xạ r = 30°. Để xảy ra phản xạ toàn phần khi tia sáng từ chất lỏng ra không khí thì góc tới là

 A. i > 42°.  B. i < 42°.  C. i > 28,5°.  D. i > 35,3°

Câu 16. Môi trường trong suốt (1) có chiết suất là , môi trường trong suốt (2) có chiết suất là 2. Với i là góc tới ở mặt phân cách hai môi trường trong suốt, hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi

 A. tia sáng vuông góc với mặt phân cách

 B. tia sáng có chiều truyền từ môi trường (2) sang môi trường (1) và i ≥ 45°.

 C. tia sáng có chiều truyền từ môi trường (1) sang môi trường (2) và i ≥ 45°.

 D. tia sáng có chiều truyền từ môi trường (2) sang môi trường (1) và i ≤ 45°.

Câu 17. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính mỏng

 A. Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật chỉ cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật

 B. Đối với thấu kính hội tụ, vật thật chỉ cho ảnh thật, lớn hơn vật, ngược chiều với vật

 C. Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật chỉ cho ảnh thật, lớn hơn vật và ngược chiều với vật.

 D. Đối với thấu kính hội tụ, vật thật chỉ cho ảnh thật, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật.

Câu 18. Một ống dây dài 50 cm, cường độ đòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 A. Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10–4 T. Số vòng của ống dây là

 A. ≈ 250  B. ≈ 320  C. ≈ 418  D. ≈ 497.

Câu 19. Ảnh của một vật trên võng mạc của mắt có đặc điểm gì

 A. Ảnh ảo và ngược chiều với vật  B. Ảnh thật và ngược chiều với vật

 C. Ảnh ảo và cùng chiều với vật  D. Ảnh thật và cùng chiều với vật

Câu 20. Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chay qua hai dây dẫn thì

 A. hút nhau  B. đẩy nhau  C. đều dao động D. không tương tác

II. Phần Tự Luận (4 điểm)

Câu 1. Phát biểu quy tác xác định chiều dòng điện cảm ứng khi có sự biến thiên từ thông qua vòng dây kín.

 Áp dụng: cho khung dây kim loại kín chuyển động từ ngoài vào vùng từ trường đều (như hình vẽ). Trình bày cách xác định chiều dòng điện cảm ứng (có vẽ hình).

Câu 2. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12,5 cm và điểm cực viễn cách mắt 50 cm và đeo kính cận sát mắt.

a. Tính độ tụ kính.

b. Khi đeo kính người đó nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao xa?


SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU  KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 2011

ĐỀ CHÍNH THỨC     Môn: Vật Lý; Lớp 11

Đề gồm có 02 trang  Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 A, cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 cm có độ lớn là

 A. 8.10–5 T  B. 8π.10–5 T  C. 4π.10–6 T  D. 4.10–6 T

Câu 2. Độ lớn suất điện động trong mạch kín tỷ lệ với

 A. độ lớn của từ thông qua mạch  B. độ tăng của từ thông qua mạch

 C. độ giảm của từ thông qua mạch  D. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch

Câu 3. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

 A. nam châm chuyển động   B. các điện tích di chuyển

 C. các điện tích đứng yên   D. nam châm không di chuyển

Câu 4. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thủy tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là

 A. n12 = n1 – n2. B. n21 = n2 / n1. C. n21 = n1 / n2. D. n21 = n2 – n1.

Câu 5. Trong các công thức lăng kính không thể xảy ra hệ thức nào sau đây?

 A. i1 = i2.  B. A = r1 + r2.  C. r1 = r2.  D. r1 = r2 = A.

Câu 6. Một khung dây cứng, đặt trong từ trường tăng dần đều. Dòng điện cảm ứng có chiều như trong hình nào sau đây là chính xác.

 A.   B.   C.   D.

Câu 7. Chiếu một tia sáng từ không khí vào môi trường có chiết suất n = , tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i là

 A. 45°   B. 90°   C. 60°   D. 30°

Câu 8. Cho một tia sáng từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới là

 A. i > 43°.  B. i > 49°.  C. i < 49°.  D. i > 42°.

Câu 9. Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài. Độ lớn cảm ứng từ tại M lớn gấp 9 lần độ lớn cảm ứng từ tại N. Gọi các khoảng cách từ M, N đến dòng điện lần lượt là rM, rN thì

 A. rM = 3rN.  B. rM = 9rN.  C rM = rN/3.  D. rM = rN/9.

Câu 10. Một tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường có chiết suất tuyệt đối n2 với n2 < n1. Công thức nào sau đây xác định góc giới hạn phản xạ toàn phần của tia sáng này.

 A. sin igh = n1/n2. B. sin igh = n2/n1. C. sin igh = 1/n1. D. sin igh = 1/n2.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng.

 A. Mắt viễn đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở xa vô cực

 B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực

 C. Mắt viễn đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở gần

 D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần

Câu 12. Khi sử sụng dòng điện Fuco không xuất hiện trong

 A. lò vi sóng  B. nồi cơm điện C. quạt điện  D. bếp từ

Câu 13. Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực lorenxơ, khi vận tốc của điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng lên 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích

 A. không thay đổi. B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. tăng lên 2 lần

Câu 14. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H; cường độ đòng điện chạy qua ống dây giảm đều từ 2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian đó là

 A. 0,03 V  B. 0,06 V  C. 0,04 V  D. 0,05 V

Câu 15. Từ trường đều có các đường sức từ

 A. luôn có dạng đường tròn   B. song song và cách đều nhau

 C. có dạng thẳng    D. khép kín

Câu 16. Hiện tượng tự cảm thực chất là

 A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu.


 B. hiện tượng cảm ứng điện từ trong mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra

 C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một mạch kín chuyển động trong từ trường

 D. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên

Câu 17. Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I.

 A. B = 4π.10–7 I/R. B. B = 2π.10–7 IR. C. B = 2π.10–7 I/R. D. B = 2.10–7 I/R.

Câu 18. Thiết bị nào sau đây ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ.

 A. Thiết bị ổn áp.    B. nguồn điện một chiều

 C. Chuột đèn huỳnh quang   D. Bóng đèn tròn dây tóc

Câu 19. Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vector cảm ứng từ và vector pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức

 A. Φ = BS tan α. B. Φ = BS sin α. C. Φ = BS cos α. D. Φ = BS cot α.

Câu 20. Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ đòng điện qua dây dẫn tăng hai lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn

 A. giảm đi 2 lần B. không thay đổi C. tăng lên 2 lần D. tăng lên 4 lần

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1. (0,75 đ) Hãy trình bày về tật cận thị và cách khắc phục.

Câu 2. (0,75 đ) Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Để chữa tật cận thị này thì phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.

Câu 3. (2,5 đ) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính d = 30 cm. Thấu kính có tiêu cự f = 15 cm.

a. Xác định vị trí ảnh A’B’ của AB cho bởi thấu kính.

b. Giữ thấu kính cố định, cần tịnh tiến vật AB dọc theo trục chính theo chiều nào, một đoạn bằng bao nhiêu để thu được ảnh cùng chiều cao gấp 3 lần vật.


SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU  KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011–2012

ĐỀ CHÍNH THỨC     Môn: Vật Lý; Lớp 11

Đề gồm có 02 trang   Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Mã đề 136

I. Trắc nghiệm khách quan (20 câu, 6 điểm): Mỗi câu đúng được 0,3 điểm

Câu 1: Một tia sáng truyền từ thủy tinh có chiết suất n1 = 1,5 ra một môi trường trong suốt. Góc tới i = 45° thì góc khúc xạ r = 30°. Tính chiết suất của môi trường trong suốt.

 A. n = 2,12  B. n = 2,00  C. n = 1,73  D. n = 2,32

Câu 2: Chiều dòng điện cảm ứng

 A. là chiều chuyển động của mạch kín trong từ trường

 B. được xác định bởi định luật Len xơ.

 C. cùng chiều của từ trường.

 D. cả A, B, C đều sai.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về kính thiên văn

 A. Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính.

 B. Dùng để ngắm các vật ở xa, nhưng không quá xa.

 C. Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực tùy thuộc vào khoảng cực cận của người ngắm.

 D. Tiêu cự của vật kính ngắn hơn tiêu cự của thị kính.

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị.

 A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới mắt sẽ hội tụ trước võng mạc.

 B. Điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt không tật.

 C. Cần phải đeo thấu kính phân kỳ để sửa tật.

 D. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn là hữu hạn.

Câu 5: Chọn phát biểu Sai về kính hiển vi.

 A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được.

 B. Kính hiển vi dùng để quan sát các vật nhỏ.

 C. Vật kính có tiêu cự rất ngắn, thị kính có tiêu cự dài hơn.

 D. Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực tỉ lệ nghịch với tích của tiêu cự vật kính và thị kính.

Câu 6: Trong trường hợp nào thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có số bội giác không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.

 A. Ngắm chừng ở điểm cực cận.

 B. Ngắm chừng ở điểm cực viễn nói chung.

 C. Ngắm chừng ở vô cực.

 D. Không có trường hợp nào vì góc trông ảnh luôn phụ thuộc vị trí mắt.

Câu 7: Một người cận thị nhìn rõ vật ở vị trí cách mắt 2,5 m không phải điều tiết. Độ tụ của kính cần đeo để nhìn xa vô cực mà không phải điều tiết bằng

 A. –4 dp  B. –2,5 dp  C. –0,25 dp  D. –0,4 dp

Câu 8: Tính chất cơ bản của từ trường là

 A. gây ra lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó.

 B. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

 C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và các nam châm đặt trong nó.

 D. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

Câu 9: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng nhau qua dây. Kết luận nào sau đây không đúng?

 A. M và N đều nằm trên một đường sức từ.

 B. Vector cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.

 C. Cảm ứng từ tại M và N ngược chiều nhau.

 D. Cảm ứng từ tại M và N có cùng độ lớn.

Câu 10: Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Trong thời gian 0,2s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2T về 0T. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là

 A. 240 mV  B. 2,4 V  C. 1,2 V  D. 240 V

Câu 11: Chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ

 A. luôn lớn hơn góc tới.   B. luôn bằng góc tới.


 C. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới. D. luôn nhỏ hơn góc tới.

Câu 12: Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?

 A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn.

 B. Vuông góc với phương dây dẫn.

 C. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

 D. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.

Câu 13: Lực lorenxo là

 A. lực từ tác dụng lên dòng điện.

 B. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đứng yên trong từ trường.

 C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.

 D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện khác.

Câu 14: Cho dòng điện cường độ 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 35.10–5 T. Tính số vòng dây của ống dây, biết ống dây dài 50 cm.

 A. 390   B. 670   C. 929   D. 420

Câu 15: Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng lên 2 lần và đường kính dây giảm đi 2 lần thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây

 A. tăng lên 4 lần B. không thay đổi C. tăng lên 2 lần D. giảm đi 2 lần

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt.

 B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt cong dần lên.

 C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần.

 D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần.

Câu 17: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị

 A. thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

 B. gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

 C. hắt lại môi trường cũ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

 D. giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 18: Suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với

 A. tốc độ chuyển động của mạch kín trong từ trường.

 B. độ lớn từ thông qua mạch.

 C. độ lớn cảm ứng từ của từ trường.

 D. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.

Câu 19: Một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 (n1 < n2), i là góc tới, r là góc khúc xạ. Nhận xét nào sau đây là SAI?

 A. Ta có n1sin i = n2sin r.

 B. Tia khúc xạ đi gần pháp tuyến hơn tia tới.

 C. Với các giá trị của i (0 < i < 90°) thì luôn có tia khúc xạ.

 D. Góc khúc xạ r > i.

Câu 20: Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ hai có số vòng dây gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây bằng một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài bằng nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là

 A. L   B. 2L   C. 0,5L  D. 4L

II. Phần tự luận (2 câu, 4 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a. Phát biểu định nghĩa và viết công thức suất điện động cảm ứng.

b. Một khung dây hình vuông MNPQ được đặt cố định trong từ trường đều có vector cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây chiều như hình vẽ. Trong khoảng thời gian Δt = 0,05s thì từ thông từ giá trị 7.10–2 Wb giảm đều xuống 2.10–2 Wb. Hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung.

Câu 2: (2 điểm)

 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm, vật thật AB = 3 cm đặt trên trục chính của thấu kính và vuông góc với trục chính, cách thấu kính 10 cm.

a. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn ảnh A1B1 của vật qua thấu kính.

b. Giữ cố định thấu kính, di chuyển vật AB. Xác định vị trí của vật để vật cho ảnh ảo cách vật 18 cm.

SỞ GD


&ĐT BẠC LIÊU  KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012–2013

ĐỀ CHÍNH THỨC     Môn: Vật Lý; Lớp 11

Đề gồm có 2 trang   Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề 368

I. Phần trắc nghiệm (6,0 điểm)

Câu 1: Thấu kính hội tụ cho một ảnh bằng vật cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự của thấu kính là

 A. 20 cm  B. 5 cm  C. 15 cm  D. 10 cm

Câu 2: Trong thời gian có sự biến thiên từ thông qua mạch kín với tốc độ biến thiên của cảm ứng từ không đổi, độ lớn dòng điện cảm ứng trong mạch kín đó không phụ thuộc

 A. điện trở của mạch kín.   B. tốc độ biến thiên của từ thông.

 C. diện tích của mạch kín.   D. thời gian biến thiên.

Câu 3: Tia sáng truyền từ không khí vào thủy tinh, chiết suất của thủy tinh là 1,5. Cặp giá trị góc tới i và góc khúc xạ r nào sau đây thỏa mãn định luật khúc xạ?

 A. i = 60° và r = 35,3°.   B. i = 80° và r = 53,3°.

 C. i = 21,5° và r = 20°.   D. i = 40° và r = 60°.

Câu 4: Tìm suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn dây có hệ số tự cảm 0,2 H khi cường độ dòng điện biến thiên 400 A/s.

 A. 80 V  B. 10 V  C. 800 V  D. 400 V

Câu 5: Đơn vị của từ thông là

 A. Wb   B. H   C. V   D. T

Câu 6: Phát biểu nào sau đây Không đúng?

 Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì

 A. lực từ tác dụng lên một kim nam châm đặt song song với dây dẫn đó.

 B. lực từ tác dụng lên một hạt mang điện dương đứng yên gần dây dẫn đó.

 C. lực từ tác dụng lên một hạt mang điện âm ở gần và chuyển động song song cùng chiều dòng điện trong dây dẫn đó.

 D. lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang dòng điện khác đặt song song gần dây dẫn đó.

Câu 7: Thanh MN có chiều dài l = 20 cm; có khối lượng m = 5 g; treo nằm ngang bằng hai sợi dây chỉ mảnh CM và DN. Thanh nằm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T như hình vẽ. Dòng điện qua thanh MN có chiều từ M sang N với độ lớn 2,5 A. Tìm độ lớn tổng hợp của lực căng hai dây treo. Cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s².

 A. 0,05 N.  B. 5,00 N.

 C. 0,10 N.  D. 0.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

 A. Đường sức của từ trường gây ra bởi dòng điện trong ống dây dẫn hình trụ thẳng dài là những đường thẳng song song với trục hình trụ đó.

 B. Đường sức của từ trường gây ra bởi dòng điện trong dây dẫn tròn là những đường tròn.

 C. Đường sức của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài vô hạn là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn đó.

 D. Đường sức của từ trường gây ra bởi dòng điện trong dây dẫn tròn là những đường thẳng song song cách đều nhau.

Câu 9: Chọn câu SAI.

 A. Kính lúp thực chất là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

 B. Vật cần quan sát đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp sẽ cho ảnh thật lớn hơn vật.

 C. Ảnh của vật cần quan sát phải hiện trong giới hạn nhìn rõ của mắt khi ngắm chừng.

 D. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt, có tác dụng làm tăng gốc trông ảnh để quan sát các vật nhỏ.

Câu 10: Xét một điểm M trong miền không gian xung quanh một dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng nhất định, sợi dây hình trụ có bán kính r rất nhỏ so với chiều dài dây. Từ trường do dòng điện gây ra tại M không phụ thuộc vào

 A. môi trường xung quanh dây dẫn và vị trí điểm M.

 B. sự biến thiên nhỏ của tiết diện dây.

 C. độ lớn cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

 D. dạng hình học của dây dẫn.

Câu 11: Khi sử dụng kính hiển vi ở trạng thái ngắm chừng ở vô cực thì


 A. ảnh cuối cùng của vật cần quan sát qua kính nằm ở cực cận.

 B. mắt của người quan sát cần phải điều tiết.

 C. độ bội giác phụ thuộc vị trí đặt mắt.

 D. độ bội giác tính bởi công thức

Câu 12: Một dây dẫn được uốn thành hình tròn mang dòng điện 15 A thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây là 6.10–5 T. Nếu cường độ dòng điện qua dây giảm đi 5 A thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là

 A. 6.10–5 T  B. 8.10–5 T  C. 4.10–5 T  D. 2.10–5 T

Câu 13. Chọn công thức không đúng về đại lượng có liên quan đến hiện tượng tự cảm?

 A.  B. L = 4π.10–7.n²V C.  D. L = Φi.

Câu 14. Khi ánh sáng đi từ không khí vào thủy tinh có chiết suất bằng 1,5 thì góc tới giới hạn để có phản xạ toàn phần là

 A. 90,0°.  B. 59,2°.  C. 41,8°.  D. Không thể có.

Câu 15. Khi cho ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn với góc tới i ≥ 0 thì góc khúc xạ

 A. r < i.  B. r ≤ i.  C. r > i.  D. r ≥ i.

Câu 16. Một người mắt không có tật quan sát một chòm sao qua một kính thiên văn ở trạng thái không điều tiết với độ bội giác G = 90. Vật kính có tiêu cự 72 cm, thị kính có tiêu cự

 A. 0,8 cm  B. 0,9 cm  C. –0,8 cm  D. 7,2 cm

Câu 17. Một người cận thị có thể nhìn được các vật cách mắt từ 10 cm đến 50 cm. Độ tụ của kính phải đeo sát mắt để chữa tật cận thị là

 A. – 2 dp  B. –0,02 dp  C. –0,1 dp  D. –10 dp

Câu 18. Một vòng dây có diện tích S được đặt trong từ trường có độ lớn cảm ứng từ B, mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ một góc α. Với góc α bằng bao nhiêu độ thì từ thông qua vòng dây có giá trị bằng 0,5BS.

 A. 180°.  B. 90°.   C. 30°.   D. 60°.

Câu 19. Khi nhìn rõ được một vật ở xa vô cực thì

 A. mắt viễn thị, không phải điều tiết.  B. mắt cận thị, không phải điều tiết.

 C. mắt tốt, không phải điều tiết.  D. mắt lão thị, điều tiết tối đa.

Câu 20. Thấu kính hội tụ là thấu kính phải có

 A. ảnh luôn ảo.

 B. độ tụ dương.

 C. cấu tạo bởi một mặt phẳng và một mặt lồi.

 D. bán kính hai mặt cấu tạo nên nó như nhau.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 Từ trường đều là gì? Cho ví dụ.

Câu 2: (1 điểm)

 Một vòng dây tròn có bán kính r = 10 cm và có điện trở Ro = 0,2 Ω, đặt trong từ trường đều có vector cảm ứng từ hợp góc 30° so với mặt phẳng vòng dây. Trong khoảng thời gian Δt = 0,01s từ trường tăng đều từ 0 lên 0,02T. Hãy xác định độ lớn suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng trong vòng dây trong khoảng thời gian đó.

Câu 3: (2 điểm)

 Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (D = 4 đp) và cách thấu kính 50 cm.

a. Hãy xác định vị trí ảnh và số phóng đại của ảnh.

b. Giữ nguyên vị trí vật, hỏi phải dịch chuyển thấu kính theo chiều nào, một đoạn bao nhiêu để ảnh thu được là ảnh thật và cao bằng 1/3 vật.

nguon VI OLET