SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2

NĂM HỌC 2012-2013

Môn: Địa lý – Lớp 11

(ngày thi: 04/01/2013)

(Thời gian làm bài  120 phút, không kể thời gian giao đề)

Đề thi có  01 trang

Câu 1: (2 điểm)

So sánh đặc điểm tự nhiên miền Đông và miền Tây của Trung Quốc. Qua đó phân tích thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của từng vùng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.                                                       

Câu 2: (3 điểm)

Dựa vào bảng:

SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN

Nhóm tuổi

1950

1970

1997

2005

2025

(dự báo)

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

11,7

Từ 15 – 64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

60,1

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

28,2

Số dân (triệu người)

83,0

104,0

126,0

127,7

117,0

 

 Em hãy:

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản. 
  2. Nhận xét và nêu tác động của sự biến đổi đó đến phát triển kinh tế - xã hội. 

Câu 3. (3 điểm)

   a. Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới.

   b. Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nước ta và các nước trên thế giới liên quan đến vấn đề nào? Cho biết nguyên nhân của vấn đề đó? Theo em chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với tình trạng này?

Câu 1 (2 điểm)

a. Trình bày biện pháp phát triển phát triển nông nghiệp Trung Quốc.

b. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương - giải thích nguyên nhân, nêu hậu quả, và đưa ra giải pháp.

 

 

 

 

----------- Hết ------------

Giám thị không giải thích gì thêm !

 

 

 

 

 

 

 

 


SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

 

 

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN II

                    NĂM HỌC 2012-2013

                    Môn thi: ĐỊA LÝ 11

 

                                              Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu

Nội dung trình bày

Điểm

1 (2 điểm)

 

Miền Tây

Miền Đông

Đánh giá

Địa hình

 

Gồm nhiều dãy núi cao, hùng vĩ (Hymalaya, Thiên Sơn,…), các cao nguyên đồ sộ và các bồn địa

Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

- Thuận lợi: phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp

- Khó khăn: Giao thông Đông – Tây

Khoáng sản

 

Nhiều loại: than, sắt, dầu mỏ, thiếc,…

Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt,…

Phát triển công nghiệp

Khí hậu

 

Khí hậu lục địa khắc nghiệt, mưa ít.

Phía Bắc có khí hậu ôn đới gió mùa, phía Nam có khí hậu cận nhiệt gió mùa.

- Thuận lợi: phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, bão tố. Miền Tây hình thành các hoang mạc lớn

Sông ngòi

 

Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông.

Nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang.

- Thuận lợi: sông của miền Đông có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông và nghề cá

- Khó khăn: lũ lụt

 

0.75

 

 

 

 

 

 

0.25

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

0.25

 

2 (3 điểm)

a. Vẽ biểu đồ:

- Biểu đồ miền (biểu đồ khác không cho điểm).

- Yều cầu sạch đẹp, thẩm mỹ, có đầy đủ các thông tin .

( Nếu thiếu 1 thông tin trừ 0.25 đ)

b. Nhận xét:

+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản có sự biến động rõ rệt trong giai đoạn từ 1950 đến nay.

+ Nhóm dưới 15 tuổi có xu hướng ngày càng giảm dần trong khi nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên lại đang tăng dần và tăng khá nhanh, vì thế nhóm tuổi từ 15 – 64 cũng đang giảm dần.

+ Với xu hướng này thì dân số của Nhật Bản trong tương lai sẽ giảm dần, và lực lượng lao động của Nhật Bản sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia.

2.0

 

 

 

1.0

 

3 (3 điểm)

a. Liên minh châu Âu (EU) là một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới:

- Quá trình phát triển:

+ Số lượng thành viên tăng liên tục: từ 6 nước (1957) lên 27 nước (2007).

+ Mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (mở rộng về phạm vi lãnh thổ).

 

 

 

0.5

 

 

0.5


 

+ Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao: Từ những liên kết kinh tế đơn thuần trong Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957)và Cộng đồng châu Âu (1967) đến những liên kết toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng trong liên minh châu Âu (EU)…

(Nếu nêu những ví dụ về những thành công trong việc tạo lập thị trường chung, sản xuất máy bay E-bớt, đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ hay liên kết vùng… vẫn cho điểm tối đa là 0,5 điểm)

- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

+ Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: năm 2004 GDP vượt Hoa Kì và Nhật Bản (chiếm 31 % GDP thế giới trong khi chỉ chiếm 7,1 % dân số thế giới).

+ Là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: tỉ trọng EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

b. Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng có liên quan đến: Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Nguyên nhân: do khí thải (CO2) trong các hoạt động sản xuất (nhất là công nghiệp, giao thông vận tải) và sinh hoạt của con người tăng đáng kể.

- Để ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta cần:

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác (Dẫn chứng).

+ Cần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh trồng cây xanh,…

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

0.5

 

 

 

 

 

0.5

 

 

0.5

 

 

4 (2 điểm)

a. Trình bày biện pháp phát triển phát triển nông nghiệp Trung Quốc.

- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân (ví dụ).

- Xây dựng cơ sở hạ tầngở nông thôn: đường giao thông , hệ thống thủy lợi.

- Áp dụng khoa học sản xuất vào nông nghiệp, sử dụng giống mới thiết bị hiện đại.

b. - Nguyên nhân:

+ Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt

+ Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ.

* Hậu quả:

+ Thiếu nguồn nước sạch

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ

+ Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh.

* Giải pháp:

+ Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải

+ Đảm bảo an toàn hàng hải

+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước

1.0

 

 

 

 

0.25

 

 

 

0.25

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

                                             ………………………….Hết………………………………

nguon VI OLET