ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM 2020 – SỐ 1
Câu 1: Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có hướng và độ lớn như thế nào?
Câu 2: Phát biểu và viết biểu thức định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.
Câu 3: Thế nào là chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt.
Câu 4: Nêu các công thức lăng kính.
Câu 5: Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song trong chân không cách nhau 8cm. Dòng điện qua hai dây ngược chiều lần lượt là 4A và 8 A.Tính độ lớn từ trường tổng hợp tại trung điểm khoảng cách hai dây.
Câu 6: Đoạn dây dẫn thẳng dài 10 cm có dòng điện I = 3 A chạy qua , đặt trong từ trường đều cảm ứng từ
B = 0,4 T. Góc hợp bởi chiều dòng điện và chiều đường cảm ứng từ là 300 . Tính độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây đó.
Câu 7: Một chùm tia sáng đơn sắc hẹp chiếu vuông góc đến mặt bên thứ nhất của lăng kính có góc chiết quang A = 30° đặt trong chân không.Góc lệch giữa tia ló và tia tới là D = 30°. Tính chiết suất của chất làm lăng kính.
Câu 8: Điểm sáng S đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 24 cm. Cách thấu kính 36 cm.
a. Xác định vị trí ảnh tạo bởi thấu kính.
b. Điểm sáng S bắt đầu chuyển động đều về phía tiêu điểm vật chính với tốc độ 3 cm/s.Viết biểu thức quãng đường đi được của ảnh sau t giây.( t < 4 giây). Ảnh có chuyển động đều không vì sao?
Câu 9: Một khung dây dẫn phẳng diện tích 100 cm2 đặt trong từ trường đều B có véc tơ cảm ứng từ tạo với mặt phẳng của khung dây một góc 600. Khi cho từ trường giảm đều về không thì độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là  V. Tính tốc độ biến thiên của từ trường qua khung.
ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM 2020 – SỐ 2
Câu 1 (1,0 điểm): Phát biểu định nghĩa từ trường và nêu quy ước hướng của từ trường tại một điểm.
Câu 2 (1,5 điểm ): Hiện tượng tự cảm là ? Viết biểu thức tính suất điện động tự cảm và nêu rõ đơn vị của các đại lượng.
Câu 3 (1,5 điểm): Thế nào là thấu kính? Viết công thức xác định vị trí ảnh của thấu kính và nêu rõ các đại lượng có trong công thức.
Câu 4 ( 1,0 điểm): Một tia sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước với góc tới 300. Biết nước có chiết suất .
a) Tính góc khúc xạ.
b) Tính góc lệch giữa phương của tia tới và tia khúc xạ. Vẽ đường truyền của tia sáng.
Câu 5 (1,5 điểm): Một khung dây dẫn phẳng diện tích 200cm2, gồm 100 vòng dây, được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 4 mT, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 300. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,05s.
a) Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi.
b) Nếu khung dây có tổng điện trở là 2Ω thì cường độ dòng điện cảm ứng chạy qua mỗi vòng dây là bao nhiêu?
Câu 6 (1,5 điểm): Hai dây dẫn thẳng dài cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện trong hai dây dẫn ngược chiều và có cường độ lần lượt là I1 = 6A, I2 = 4A.
Xác định cảm ứng từ do hai dây dẫn gây ra tại M. Biết M cách dòng điện I1 một đoạn 6cm và cách dòng điện I2 một đoạn 4cm.
Câu 7 (2,0 điểm): Một người khi không đeo kính nhìn rõ được các vật cách mắt từ 15cm đến 80 cm.
a) Hỏi người này mắt tật gì? Cách chữa tật? Tính tiêu cự kính đeo sát mắt để chữa tật.
b) Khi đeo sát mắt kính trên người đó nhìn thấy vật gần nhất cách mắt một đoạn bao nhiêu?
c) Tính độ biến thiên độ tụ của mắt khi ngắm chừng ở cực cận và cực viễn?
ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM 2020 – SỐ 3
I/ TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Ảnh của vật thật AB qua thấu kính phân kỳ luôn là
A. ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều và bằng vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu
nguon VI OLET