ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN SỬ TỈNH NAM ĐỊNH

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp tập trung vào việc
A. công nghiệp hóa chất. B. chế tạo máy. C. luyện kim. D. khai thác mỏ.
Câu 2. Tháng 8/1945, điều kiện khách quan thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân Việt Nam đứng lên giành lại độc lập là
A. phe phát xít thua trận ở chiến trường Châu Âu. B. phát xít Italia và phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Câu 3. Quốc gia nào ở châu Á khởi đầu cho việc phóng tàu cùng với con người bay vào vũ trụ?
A. Trung Quốc. B. Lào. C. Campuchia. D. Nêpan.
Câu 4. Cơ quan nào chịu trách nhiệm chính, giải quyết tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc bằng phương pháp hòa bình?
A. Hội đồng Bảo an. B. Đại Hội đồng. C. Ban thư ký. D. Tòa án Quốc tế.
Câu 5. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là
A. hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành độc lập. B. tất cả các quốc gia trong khu vực đã giành độc lập.
C. tiếp tục chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
D. tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).
Câu 6. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Đông Phi. D. Tây Phi.
Câu 7. Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ latinh” sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Cuba. B. Achentina. C. Braxin. D. Mêhicô
Câu 8. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược toàn cầu của Mĩ triển khai dựa trên cơ sở nào?
A. Sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự. B. Sự ủng hộ của các nước Đồng minh.
C. Sự phát triển kinh tế, quân sự của các nước Tây Âu. D. Sự trỗi dậy của các nước Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 9. Trong giai đoạn 1952 – 1973, Nhà nước Nhật Bản có vai trò như thế nào để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng? A. Chỉ huy. B. Điều tiết. C. Hỗ trợ. D. Chi phối.
Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe?
A. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava.
B. Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng sau Hội nghị Ianta.
C. Thông điệp của tổng thống Mĩ Truman năm 1947 phát động Chiến tranh lạnh.
D. Sự ra đời của kế hoạch “phục hưng châu Âu” của Mĩ.
Câu 11. Sự gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đây là bản chất của
A. xu thế toàn cầu hóa. B. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. cuộc cách mạng công nghệ 4.0. D. chiến tranh lạnh.
Câu 12. Đầu thập kỉ 70 (thế kỷ XX), Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới do nhiều yếu tố, ngoại trừ
A. sự hợp tác hiệu quả giữa các nước trong khối EU. B. vai trò lãnh đạo và quản lý của Nhà nước hiệu quả.
C. áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và sản xuất. D. tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài.
Câu 13. Đặc điểm riêng biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với các nước tư bản Tây Âu là
A. Có tổ chức kỉ luật và tinh thần đấu tranh triệt để. B. Xuất thân từ nông dân và bị ba tầng áp bức bóc lột.
C. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.
D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.
Câu 14
nguon VI OLET