BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN – ĐÔNG ANH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014

Môn thi: SINH HỌC - Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 60 phút

 

Mã đề thi 463

 

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

 

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 1: Gen đa hiệu là trường hợp

A. một gen qui định một tính trạng B. nhiều gen  qui định nhiều tính trạng

C. nhiều gen cùng qui định một tính trạng D. một gen qui định nhiều tính trạng

Câu 2: Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác để tạo hàng loạt nhiều con có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp

A. công nghệ sinh học tế bào B. nhân bản vô tính động vật

C. cấy truyền phôi D. Cấy truyền hợp tử

Câu 3: Quần thể tự thụ có đặc điểm di truyền gì?

A. Tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ

B. Tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ

C. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ

D. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ

Câu 4: Bố hoặc mẹ truyền cho con nguyên vẹn yếu tố nào?

A. Kiểu gen B. Tính trạng C. Kiểu hình D. Alen

Câu 5: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Bố và mẹ đều dị hợp về gen nói trên, xác suất sinh con bình thường là

A. 75% B. 100% C. 25% D. 50%

Câu 6: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:

A. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.

B. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.

C. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.

D. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.

Câu 7: Biến động di truyền là hiện tượng

A. Đột biến phát sinh mạnh trong quần thể lớn làm thay đổi tần số các alen

B. Môi trường thay đổi làm thay đổi giá trị thích nghi nên làm thay đổi tần số các alen

C. Di nhập gen ở quần thể lớn làm thay đổi tần số các alen

D. Sự thay đổi tần số các alen trong quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 8: Kiểu gen có xảy ra hoán vị giũa gen B và b với tần số là 18%, tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ là

A. 9% B. 36% C. 10% D. 30%

Câu 9: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thì

A. nhiều bộ ba nuclêôtit trong gen bị thay đổi.

B. chỉ có bộ ba có thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.

C. toàn bộ các bộ ba nuclêôtit trong gen bị thay đổi.

D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtit bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.

Câu 10: Ở người có bộ NST  2n = 46. Số lượng NST được dự đoán ở thể 3 là

A. 45 B. 24 C. 49 D. 47

Câu 11: Nguyên nhân tiến hóa theo ĐacUyn:

A. sự thay đổi của ngoại cảnh

B. sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật

C. CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền

D. biến dị cá thể

Câu 12: Trình tự các giai đoạn phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất là:

1:tiến hóa tiền sinh học 2:tiến hóa tiền hóa học 3:tiến hóa hóa học 4:tiến hóa sinh học

Phát biểu đúng là:

A. 3-1-4 B. 2-3-4 C. 2-1-3-4 D. 2-3-1-4

Câu 13: Các gen phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn. Số kiểu gen và kiểu hình tạo ra từ phép lai : BbDd x BbDD

A. 6 kiểu gen, 2 kiểu hình B. 6 kiểu gen, 4 kiểu hình

C. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình D. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình

Câu 14: Trong chuổi thức ăn:  cỏ → cào cào → ếch → rắn → đại bàng. Đại bàng thuộc bậc dinh dưỡng nào?

A. Bậc1 B. Bậc 5 C. Bậc 2 D. Bậc 4

Câu 15: Cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực theo trật tự:

A. Nuclêôxôm ADN + prôtêin Sợi cơ bản  Sợi nhiễm sắc  → Ống siêu xoắn → Crômatit

B. ADN + prôtêin Nuclêôxôm Sợi cơ bản  Sợi nhiễm sắc  → Ống siêu xoắn → Crômatit

C. ADN + prôtêin Nuclêôxôm Sợi cơ bản  Sợi nhiễm sắc   Crômatit Ống siêu xoắn

D. ADN + prôtêin Nuclêôxôm Sợi cơ bản  Ống siêu xoắn → Sợi nhiễm sắc   Crômatit

Câu 16: Trường hợp bộ NST 2n bị thừa một NST thuộc một cp NST đồng dạng bất kỳ được gọi là:

A. Thể một nhiễm B. Thể ba nhiễm C. Thể ba nhiễm kép D. Thể đa nhiễm

Câu 17: Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao

1: tạo dòng thuần 2: chọn các tổ hợp gen có ưu thế lai cao 3: lai khác dòng đơn hoặc kép

Phát biểu đúng là:

A. 3→1→2 B. 1→2→3 C. 1→3→2 D. 2→1→3

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?

A. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới B. Bố di truyền  tính trạng cho con gái

C. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ

Câu 19: Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là:

A. 1AA: 4Aa: 1aa B. 1Aa: 1aa C. 1AA: 1aa D. 4AA: 1Aa: 1aa

Câu 20: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở các loài

A. động vật và thực vật B. thực vật

C. động vật ít di chuyển xa D. động vật ít di chuyển xa và thực vật

Câu 21: Trên một cánh của nhiễm sắc thể gồm các gen  được kí hiệu : ABCDEFGH. Sau đột biến, trình tự các gen như sau là ABCFEDGH. Đột biến trên thuộc dạng

A. lặp đoạn. B. đảo đoạn

C. chuyển đoạn tương hỗ. D. chuyển đoạn không tương hỗ

Câu 22: Cơ thể có kiểu gen có hoán vị giữa 2 gen với tần số 20% , về mặt lí thuyết thì giảm phân sẽ cho loại giao tử với tỉ lệ:

A. 20% B. 5% C. 10% D. 40%

Câu 23: Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, trong hai mạch ADN mới được tổng hợp thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia được tổng hợp thành từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do:

A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.

B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ đến 5’.

C. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN .

D. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 24: Ở người tính trạng tóc quăn do gen trội T nằm trên NST thường, alen lặn t qui định tính trạng tóc thẳng. Trong gia đình có bố và mẹ đều tóc quăn, sinh đứa con gái đầu lòng tóc quăn, đứa con trai thứ có tóc thẳng. Kiểu gen của bố và mẹ:

A. TT x Tt B. XtY x XTXt C. XTY x XTXt D. Tt x Tt

Câu 25: Tính trạng chiều cao cây do một gen quy định và có tính trội hoàn toàn. Cho cây thân cao

dị hợp tự thụ phấn, thế hệ lai kiểu gen phân ly theo tỷ lệ nào?

A. 9: 7 B. 3:1 C. 1: 2: 1 D. 1: 1

Câu 26: Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều là

A. Cách li di truyền B. cách li địa lí

C. Cách li trước hợp tử D. Cách li sau hợp tử

Câu 27: Sự phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

B. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường

C. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường

D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống

Câu 28: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Cho ruồi đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng, tỉ lệ phân tính ở F1

A. 25% cái mắt đỏ : 25% cái mắt trắng : 50% đực mắt đỏ

B. 50% cái mắt đỏ : 50% đực mắt trắng

C. 25% cái mắt đỏ : 25% cái mắt trắng : 50% đực mắt trắng

D. 50% cái mắt trắng : 50% đực mắt đỏ

Câu 29: Một quần thể ngẫu phối có 300 cây kiểu gen AA, 500 cây kiểu gen Aa, 200 cây kiểu gen aa. Tần số các alen của quần thể ở thế hệ đang xét là

A. p(A) = 0,45 ; q(a) = 0,55 B. p(A) = 0,2 ; q(a) = 0,8

C. p(A) = 0,8 ; q(a) = 0,2 D. p(A) = 0,55 ; q(a) = 0,45

Câu 30: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, gen

trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Một cặp vợ chồng  sinh được 1 con trai

bình thường và 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

A. XmXm x XmY B. XMXm x XMY C. XMXm x XmY D. XMXM x XmY

Câu 31: Tỉ lệ kiểu hình 1 trội : 1 lặn là  kết quả của phép lai nào dưới đây:

A. Aaaa x aaaa B. Aaaa x Aaaa C. AAaa x Aaaa D. Aaa x Aaa

Câu 32: Yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể

1: sức sinh sản 2: sức tử vong 3: xuất cư 4: nhập cư

Phát biểu đúng là:

A. 1,2 B. 1,2,4 C. 3,4 D. 1,2,3,4

 

II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN [8 câu]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)

Câu 33: Kiểu phân bố cá thể trong quần thể có thể tận dụng tốt nguồn sống tiềm tàng trong môi trường là

A. phân bố theo điểm B. phân bố ngẫu nhiên C. phân bố theo nhóm D. phân bố đồng đều

Câu 34: Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Sự phân tính kiểu hình 1 đỏ : 1 vàng là kết quả của phép lai

A. AA x aa B. Aa x aa C. AA x Aa D. Aa x Aa

Câu 35: Điều nào dưới đây là không đúng?

A. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất

B. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở thế hệ sau

C. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất

D. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo đòng mẹ

Câu 36: Hãy cho biết các quần thể nào trong các quần thể sau đạt trạng thái cân bằng di truyền?

1. 0,42 AA ; 0,48 Aa ; 0,10 aa    2. 0,25 AA ; 0,50 Aa ; 0,25 aa

3. 0,3 4AA ; 0,42 Aa ; 0,24 aa   4. 0,01 AA ; 0,18 Aa ; 0,81 aa

A. 1,3. B. 2,3. C. 2,4. D. 1,2.

Câu 37: Cơ quan thoái hoá là cơ quan

A. Biến mất hoàn toàn

B. Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành

C. Thay đổi cấu tạo khác với tổ tiên

D. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới

Câu 38: Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể là

1. Biến động theo chu kì      2. Biến động không theo chu kì

3. Biến động nửa theo chu kì, nửa không theo chu kì  4. Biến động tự do

Phương án trả lời đúng là

A. 1,2,3,4 B. 1,2 C. 1,2,3 D. 1,2,4

Câu 39: Theo quan niệm hiện đại, cơ chế tác động của CLTN là

A. Tác động gián tiếp lên kiểu gen và tác động trực tiếp lên kiểu hình

B. Tác động trực tiếp lên kiểu gen và tác động gián tiếp lên kiểu hình

C. Tác động trực tiếp lên kiểu gen và kiểu hình

D. Tác động gián tiếp lên kiểu gen và kiểu hình

Câu 40: Sự di truyền chéo ở các tính trạng liên kết  giới tính rõ nhất là:

A. Tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai

B. Tính trạng của bà nội truyền cho cháu trai

C. Tính trạng của bố truyền cho con gái, còn tính trạng của mẹ truyền cho con trai

D. Tính trạng của ông nội truyền cho cháu gái

 

B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)

Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái?

A. Trong một hệ sinh thái tự nhiên, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng.

B. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không hoàn chỉnh.

C. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không ổn định

D. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh (môi trường vật lí) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật).

Câu 42: Đột biến là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa, vì đột biến là loại biến dị

A. luôn luôn tạo ra kiểu hình có lợi cho sinh vật.

B. không di truyền được

C. di truyền được

D. không liên quan đến biến đổi trong kiểu gen

Câu 43: Trong lịch sử phát triển loài người, loài nào trong các loài dưới đây xuất hiện sớm nhất?

A. Homo habilis. B. Homo erectus

C. Homo sapiens. D. Homo neanderthatlensis.

Câu 44: Tỉ lệ phân li kiểu hình 35 trội : 1 lăn là kết quả của phép lai

A. AAaa x Aaaa B. AAa x Aaa. C. AAa x AAa D. AAaa x AAaa

Câu 45: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Những con cá sống trong Hồ Tây

B. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương

C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

D. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì

Câu 46: Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến

A. thể dị đa bội. B. thể bốn nhiễm C. thể lệch bội. D. thể tự đa bội.

Câu 47: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai Aabb x aaBb cho đời con có sự phan li kiểu hình theo tỉ lệ

A. 1:1. B. 3:1 C. 1:1:1:1 D. 9:3:3:1.

Câu 48: Trong cơ chế phát sinh đột biến lệch bội nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Sự không phân li có thể xảy ra ở các cặp NST thường hay cặp giới tính giới tính.

B. Thể lệch bội là những cá thể có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng hay giảm ở một hay một số cặp NST.

C. Sự không phân li của toàn bộ các cặp NST tương đồng tạo ra giao tử thừa hay thiếu NST.

D. Sự phát sinh đột biến lệch bội do kết hợp giao tử thừa hay thiếu NST với giao tử bình thường.

 

----------- HẾT ----------

 

                                                Trang 1/4 - Mã đề thi 463

nguon VI OLET