Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lớp: Bốn

Trường: Tiểu học Tân Hội Trung 1

Huyện Cao Lãnh

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI K 1

NĂM HỌC 2015 – 2016

Môn: Tiếng Việt

Ngày kiểm tra : …………..

Thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Điểm

Nhận xét của giáo viên

 

 

 

 

A - Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng (5điểm)

 Học sinh đọc đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc chủ đề đã học ở học kỳ I (giáo viên chọn các đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1; ghi tên bài, số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bóc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu).

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút

 

 

RỪNG PHƯƠNG NAM

     Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.

 Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

 Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái…

                                       ( Đất rừng phương Nam -  Đoàn Giỏi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

  1. Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là:
  1. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.
  2. Một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
  3. Gió bắt đầu nổi lên.
  4. Chim chóc chẳng con nào kêu.
  1. Tiếng gió ở rừng Phương Nam thổi như thế nào?

A.   Ào ào.

B.    Rào rào.

C.    Ù ù.

D.   Hiu hiu.

  1. Mùi hương của hoa tràm như thế nào?

A.   Nhè nhẹ tỏa lên.

B.    Tan dần theo hơi ấm mặt trời.

C.   Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.

D.   Mùi thơm hoa cúc áo.

  1. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi sắc màu như thế nào ?

A.   Xanh hóa đỏ, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.

B.    Xanh hóa tím , từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.

C.    Xanh hóa vàng, từ vàng hóa tím, từ đỏ hóa tím xanh.

D.   Xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.

  1. Câu Chim hót líu lo  là kiểu câu:

A.   Câu cảm.

B.    Câu hỏi.

C.   Câu kể.

  1.  Câu hỏi này dùng để làm gì? Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không thể nghe chăng?

A.   Tự hỏi mình.

B.    Hỏi người khác.

C.    Yêu cầu, đề nghị.

D.   Thái độ khen.

  1. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Chơi dao có ngày đức tay” là:

    A. Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống.

   B. Mất trắng tay.

    C. Làm một việc làm nguy hiểm.

    D. Liều lĩnh ắt gặp tay hoạ

  1. Tìm danh từ trong câu “Chim hót líu lo”.

     Danh từ là:……………………………………..

 

B- KIỂM TRA VIẾT

I- Chính tả nghe – viết (5 điểm) – 15 phút

Chú dế sau lò sưởi

 

II- Tập làm văn (5 điểm) – 35 phút.

   Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

A - KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng: (5 điểm)

 + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm

 (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm.)

 + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

 (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm ; ngắt nghỉ hơi  không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)

 +Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.

 (Giọng đọc chưa thể hiện tính biểu cảm: 0,5 điểm;  giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm )

 +Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

 (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm.)

 +Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.

 (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả  lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).

II- Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

C

D

C

A

D

Chim

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1

1

 

 B- KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1- Viết chính tả (5 điểm).

Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:

  - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: (5 điểm) .

  - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai  lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.

 

 

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.                 

Bỗng nhiên có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột miệng kêu lên:

- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, tiếng đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.

                                                                            Theo Xu-phe-rốp

 

 

2- Tập làm văn ( 5 điểm )

-  Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm

-  Học sinh viết được một bài văn ngắn, đủ 3 phần đúng thể loại, biết sắp xếp và diễn đạt ý, không sai lỗi chính tả được 5 điểm.

-  Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

 

Môn: Toán

Phần I: Trắc nghiệm ( 6 đ ).

   Khoanh  vào chữ cái đầu câu có đáp án đúng.

Câu 1: Số lớn nhất các số sau  65 874; 56 874; 65 784; 65 748 là:

  1. 65 874
  2. 56 874 
  3. 65 784 
  4. 65 748

Câu 2: Trung bình cộng của 3 số 14; 16; 18 là:

  1. 14               
  2. 15  
  3.  16               
  4. 17

Câu 3: 3kg 5g =………….g là:

  1. 350 
  2. 3005 
  3. 305 
  4. 3500

Câu 4: 3 phút 20 giây =………..giây là:

  1. 320 
  2. 80             
  3. 20               
  4. 200

Câu 5: Đọc s sau: 105 236 014.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 6: 16 m2 =………….cm2 là:

  1.     160 000 
  2.      1600 
  3.      16 000 
  4.     160

Câu 7: Cặp cạnh song song của hình bên là:        A                           B

 

 

 

        C   D

 

  1. AB và BD  
  2. BD và DC  
  3. DC và CA  
  4. AB và CD

Câu 8: Hai số tổng là 14 hiệu là 4. Số lớn là:

  1. 10     
  2. 9   
  3. 5    
  4. 18

Câu 9: Sbay triệu mười hai nghìn bốn trămđươc viết là:

  1. 7 012 400   
  2. 712 400   
  3. 70 012 400    
  4. 7 012 004

Câu 10: Trong các số : 57 877 ;   651 321 ;   499 874 ;   903 015.

a) Số chia hết cho 2 là :.................................................................................

b) Số chia hết cho 5 là :................................................................................

c) Số chia hết cho 9 là : ................................................................................

 II. Tự luận: (4 điểm)

Câu 1: Đặt tính rồi tính:

a) 72356 + 9345 b) 37821 – 19456  c) 4369 x 208 d) 10625 : 25

 

Bài toán: Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 94 m, chiều dài hơn chiều rộng 16 m. Tính diện tích mảnh vườn đó.

 

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

 

Phần I: Trắc nghiệm ( 6 đ ).

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đ án

A

C

B

D

một trăm linh năm triệu hai trăm ba mươi sáu nghìn không trăm mười bốn.

A

D

B

A

a)

499874

b)

903015

c)

651321

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

 

Phần II: Tự luận ( 4đ ).

 

Câu 1: (2 điểm) làm đúng mỗi bài 0,5 điểm.

   a) 81701  b) 18365  c) 908752  d) 425

Bài toán: (2 điểm) tìm đúng chiều dài 0,5 điểm; chiều rộng 0.5 điểm; diện tích 0,5 điểm; đáp số 0,5 điểm.

     Chiều dài của mảnh vườn là:

    ( 94 + 16) : 2 = 55 (m)

    Chiều rộng của mảnh vườn là:

    55 – 16 = 39 (m)

    Diện tích của mảnh vườn là:

    55 x 39 = 2145 (m2)

     Đáp số: 2145 m2

 

 

 

 

 

MÔN KHOA HỌC

PHẦN I : TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh vào câu em chọn đúng:

Câu 1: Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm?

A.   1 nhóm.

B.    2 nhóm.

C.    3 nhóm.

D.   4 nhóm.

Câu 2: Theo em, trong các loại nước dưới đây, nước nào dùng tốt cho sức khỏe?

A.   Nước máy

B.    Nước mưa

C.    Nước giếng

D.   Nước sông

Câu 3: Trong không khí có những thành phần nào sau đây?

A.   Khí ô-xi và khí ni-tơ.

B.    Khí ô-xi và ni-tơ và các thành phần khác.

C.    Khí  ni-tơ và các-bo-níc.

D.   Khí ô-xi và cac-bô-níc.

Câu 4: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?

A.   Cá.

B.    Thịt gà.

C.    Thịt bò.

D.   Rau xanh.

Câu 5: Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì?

A.   Thủy quyển.

B.    Thạch quyển.

C.    Khí quyển.

D.   Sinh quyển,

Câu 6: Các bệnh nào dưới đây liên quan đến nguồn nước ô nhiễm?

A.   Viêm phổi, lao, cúm.

B.    Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột…

C.    Các bệnh về tim mạch.

D.   Các bệnh về da.

 

 

 

 

 

PHẦN II TỰ LUẬN:

Câu 1: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?

Câu 2: Nêu các thành phần chính của không khí. Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?

 

ĐÁP ÁN

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) trả lời đúng mỗi câu 1 điểm

 

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp  án

D

A

B

D

C

B

Điểm

1

1

1

1

1

1

 

Phần II TỰ LUẬN:

Câu 1: (2 điểm)

-         Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,…

-         Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của các nhà máy không qua sử lí, xẻ thẳng vào sông hồ,…

-         Khói, bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,.. làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.

-         Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,…làm ô nhiễn nước biển.

Câu 2:  (2 điểm)Thành phần chính của không khí  gồm hai thành phần chính đó là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Khí ô-xi là thành phấn quan trọng nhất đối với đời sống con người cần cho con người hô hấp.

 

MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài 40 phút

PHẦN I TRẮC NGHIỆM

  Hãy khoanh vào câu em chọn đúng:

Câu 1: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A.  Văn Lang.     B.  Âu Lạc.

C.  Việt Nam.     D.  Đại việt.

Câu 2: Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt tại:

A.  Hoa Lư.      B.  Thăng Long.

C.  Hà Nội.      D.  Cổ Loa.

Câu 3: Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân Minh?

A.  Hồ Quý Ly.     B.  Lê Đại Hành.

C.  Lê Lợi.      D.  Lê Lai.

Câu 4: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:

A.  Người Thái.     B.  Người Tày.

C.  Người Kinh     D.  Người Mông.

Câu 5: Ở Tây Nguyên con vật nào được nuôi chính?

A.  Trâu, bò.                                                 B.  Voi.

C.  Lợn, thỏ.                                                    D.  Gà, vịt.

 

Câu 6: Khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn là gì?

A. Bô-xít.                                                       B.  Đồng, chì.                     

C.  Sắt.                                                            D.  A-pa-tit. 

 

PHẦN II TỰ LUẬN

Câu 1: Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là gì ?

 

Câu 2: Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta.

 

 

 

 

ĐÁP ÁN

Phần I trắc nghiệm (6 điểm)

 

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp  án

A

B

C

C

A

D

Điểm

1

1

1

1

1

1

 

PHẦN II TỰ LUẬN (4 điểm)

 

Câu 1: (2 điểm)

Nêu 3 ý: - Căm thù quân xâm lược.

  - Đền nợ nước trả thù nhà.

- Trả thù cho chồng bị giết hại.

Câu 2: (2 điểm)

- Hà Nội là thủ đô, là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.

- Hà Nội có nhiều viện nghiên cứa, trường đại học, thư viện hàng đầu nước ta.

- Hà Nội có nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET