SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

ĐỀ DỰ BỊ


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2012- 2013

MÔN THI: SINH HỌC
LỚP 9 THCS
Ngày thi: 15/03/2013
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 8 câu, có 03 trang)


Câu 1 (2,5 điểm):
a. Trong các kì của nguyên phân, mỗi kì hãy chọn một đặc điểm quan trọng nhất về sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể và nêu ý nghĩa của sự biến đổi đó.
b.Ở một loài thực vật, cho phép lai sau P : ♀aaBB ( ♂AABb  Con lai F1.
Biết rằng, 2 alen A và a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3, còn 2 alen B và b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 9. Do đột biến trong giảm phân I, con lai sinh ra là thể ba nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 9. Hãy xác định kiểu gen của con lai F1.
Câu 2 (2,5 điểm):
Một loài thực vật giao phấn có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng (kí hiệu là I, II, III). Quan sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ra được 3 thể đột biến (kí hiệu là a, b, c). Phân tích tế bào học các thể đột biến này, kết quả thu được như sau:

Thể đột biến
Số lượng nhiễm sắc thể trong từng cặp


Cặp NST số I
Cặp NST số II
Cặp NST số III

a
2
3
2

b
3
3
3

c
1
2
2

 a. Tên gọi của 3 thể đột biến trên là gì?
b. Giải thích cơ chế phát sinh thể đột biến a.
Câu 3 (2,0 điểm):
Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết:
a) Hiện tượng di truyền nào xảy ra? Giải thích.
b) Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về cả 3 cặp gen trên.
Câu 4 (2,0 điểm):
Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ không khí trong một ngày tại hai địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng.







Câu 5. (3,0 điểm)


Câu 5 ( 3,0 điểm)
a.Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền?
b.Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X và không có alen tương ứng trên NST giới tính Y. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có anh trai bị mù màu, có em gái bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên.
Câu 6. (3,0 điểm)
Có 5 tế bào sinh dục sơ khai của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp với số lần như nhau, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ta 600 NST đơn. Các tế bào sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều tham gia giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào tiếp tục cung cấp nguyên liệu để tạo ra 640 NST đơn. Cho biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 2,5% và hình thành nên 8 hợp tử.
a. Nhóm tế bào trên là của loài sinh vật nào ?
b. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ?
c. Cơ thể sinh vật đã tạo ra các giao tử đó thuộc giới tính nào ? Giải thích ?
Câu 7 (2,0 điểm):
Tại sao trong rừng mưa nhiệt đới lại có sự phân tầng của thực vật?
Câu 8 (3,0 điểm):
Người ta thực hiện hai phép lai ở cây đậu Hà Lan như sau:
Phép lai 1: Cho P thuần chủng hoa đỏ x hoa trắng → F1 100% hoa đỏ, F1 tự thụ phấn → F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
Phép lai 2: cho P thuần chủng hạt trơn x hạt nhăn → F1 100% hạt trơn, F1 tự thụ phấn → F2 có tỉ lệ 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn.
a) Có sự khác nhau nào trong cách phân tích kết quả các tính trạng trong hai phép lai trên các cây P, F1, F2?
b) Hãy tính xác suất bắt gặp cây đậu F2
nguon VI OLET