ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN ĐỊA LÍ 10

 

BÀI 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT

 

 

  1. Thủy quyển
  1. Khái niệm

-         Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trong các lục địa và hơi nước trong khí quyển

  1. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất

-         Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rồi rơi xuống biển.

      -   Vòng tuần hoàn lớn: + Nước biển bố bốc hơi tạo thành mây, mây gặp gió được đưa sâu vào lục địa.

+ ở những vùng có địa hình  thấp mây gặp lạnh thành mưa.

+  ở những vùng có địa hình cao mây gặp lạnh tạo thành tuyết.

+ Mưa và tuyết tan chảy theo sông và các dòng nước ngầm từ lục địa chảy ra biển.

  1. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
  1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

- Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa. Mưa theo mùa, nước sông cũng phân hoá theo mùa. Mưa đều quanh năm thì chế độ nước sông điều hoà.

      - Sông do băng tuyết cung cấp nước sẽ có lũ vào mùa xuân do băng tan

      - Nước ngầm phong phú, mực nước ngầm không sâu sẽ tiếp nước nhiều cho sông

     2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

     - Địa hình miền núi dốc nước chảy nhanh hơn đồng bằng

     - Có vai trò điều tiết nước cho sông

      - Điều hoà chế độ nước sông

 

BÀI 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

  1. Sóng biển
  1. Khái niệm:

-         Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

  1. Nguyên nhân: chủ yếu là gió; gió càng mạnh, sóng càng to

   * Sóng thần:

      + Sóng rất lớn, chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ rất lớn từ 400 - 800km/h

      + Nguyên nhân: Do động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển; bão lớn.

  1. Thủy triều

1. Khái niệm: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương

     2. Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

         3. Dao động thủy triều:

- Dao động thuỷ triều lớn nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng (ngày trăng tròn và không trăng)

- Dao động thuỷ triều nhỏ nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc (ngày trăng khuyết)

III. Dòng biển

1. Khái niệm: Dòng biển là những dòng chảy trên biển

2. Phân loại: Có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh

3. Phân bố:

- ở các vĩ độ thấp, các dòng biển chuyển động thành vòng hoàn lưu

- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.

- ở nửa cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo .

- ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa.

- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.

 

BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG

 

  1. Thổ nhưỡng

* Các khái niệm:

- Thổ nhưỡng: Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, nhiệt khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển

- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt các lục địa.

II. Các nhân tố hính thành đất

  1. Đá mẹ:

- Cung cấp vật chất vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật, cơ giới

- ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hoá của đất.

- Ví dụ:……………

2. Khí hậu:

     - Hình thành đất nhanh hay chậm, tầng phong hoá dày hay mỏng.

     - Phá huỷ đá, hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất cho đất.

    - Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ.

    - Khí hậu khác nhau đất khác nhau

     - Ví dụ: …………………………

3. Sinh vật:

    - Vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.

    - Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ.

   - Rễ thực vật, vi sinh vật, động vật đào hang làm thay đổi tính chất lí hoá của đất.

    - Ví dụ: ………………………………..

    4. Địa hình:

   - ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành đất.

- Ví dụ: ………………………..

5. Thời gian:

- Tất cả quá trình hình thành đất đều cần có thời gian.

- Các miền tự nhiên khác nhau, quá trình hình thành đất khác nhau tuổi của đất khác nhau.

- Ví dụ: ………………………..

6. Con người

- ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất thông qua hoạt động sản xuất.

- Ví dụ: ……………………………

 

BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT

 

  1. Sinh quyển

      1. Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất.

      2. Giới hạn của sinh quyển: Toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.

    II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.

- Nhiệt độ: Mỗi loài SV thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định

- Nước và độ ẩm: Nhiệt ẩm dồi dào SV phong phú và ngược lại

- ánh sáng: ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.

2. Đất

ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố SV do khác nhau về đặc điểm lí, hoá và độ phì.

3. Địa hình

- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.

- Vành đai SV thay đổi theo độ cao.

- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai SV khác nhau.

4. Sinh vật

- Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của ĐV.

- Mối quan hệ giữa ĐV và TV rất chặt chẽ vì:

+ Thực vật là nơi cư trú của động vật

+ thức ăn của động vật

5. Con người

- Tích cực: Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất; Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi.

- Tiêu cực: Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt chủng. 

 

 

BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

 

I. Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ

Có sự tương ứng giữa sự phân bố của kiểu khí hậu với kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trong mỗi môi trường địa lí.

1. Thực vật và đất đài nguyên

Phân bố ở khoảng từ vĩ tuyến trên 650 - 800B, thuộc Bắc Mĩ, á - Âu.

2. Thực vật và đất ôn đới

- Phân bố trong khoảng vĩ độ 30 - 650.

- Vì khí hậu  phân hoá đa dạng nên có nhiều thảm thực vật và nhóm đất.

3. Thực vật và đất ở đới nóng

- Phân bố chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Nam và Đông Nam á.

- Châu Âu không có thảm thực vật và đất của đới nóng vì châu Âu có vị trí chủ yếu ở đới ôn hoà.

II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

- Sinh vật và đất có sự thay đổi rõ rệt theo độ cao.

- Nguyên nhân: Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao dẫn tới sự thay đổi của đất và sinh vật theo độ cao.

 

BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

 

I. Lớp vỏ địa lí

- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất  bao gồm các lớp vỏ bộ phận như: Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau

- Độ dày của lớp vỏ địa lí  khoảng 30 đến 35km.

II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1. Khái niệm

Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

2. Biểu hiện của quy luật

- Các thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau

-Nếu một thành phần của lớp vỏ địa lí bị thay đổi thì các thành phần khác sẽ bị biến đổi theo.  

3. ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng chúng.

(Lấy ví dụ về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp võ địa lí)

 

BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬ PHI ĐỊA ĐỚI

 

I. Quy luật địa đới

1. Khái niệm

Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của Trái Đất và lượng bức xạ mặt trời nhận được trên bề mặt Trái Đất giảm dần từ xích đạo về cực.

2. Biểu hiện của quy luật

- Hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

- Hình thành các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

- Hình thành các đới khí hậu trên Trái Đất

II. Quy luật phi địa đới

1. Khái niệm

- Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần đia lí và cảnh quan

- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã gây nên các vận động kiến tạo, đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất như ngày nay.

2. Biểu hiện của quy luật

Quy luật địa ô

Quy luật đai cao

  • Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới: Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể mỗi quy luật lại chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên

 

BÀI 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

 

I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới

1. Dân số thế giới

- Dân số thế giới: Tính đến năm 2005 là 6.477 triệu người.

- Quy mô dân số giữa các nước  rất khác nhau.

2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới

- Dân số trên thế giới có tốc độ phát triển rất nhanh.

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

- Hiện nay tốc độ tăng dân số thế giới có xu hướng giảm dần.

II. Gia tăng dân số

1. Gia tăng tự nhiên

- Phụ thuộc vào hai nhân tố là sinh và tử

a. Tỉ suất sinh thô

- Khái niệm: Là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị: ).

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô:

+ Yếu tố tự nhiên - sinh học.

+ Phong tục tập quán và tâm lí xã hội.

+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chính sách dân số.

b. Tỉ suất tử thô

- Khái niệm: Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị: )

- Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô là:

+ Kinh tế - xã hội.

+ Thiên tai.

c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô (đơn vị: %).

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.

d. ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Dân số tăng nhanh gây hậu quả lớn đến kinh tế, xã hội  và môi trường.

2. Gia tăng cơ học

- Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.

- Tỉ suất gia tăng cơ học là tương quan giữa số người nhập cư và xuất cư trong năm so với dân số trung bình trong cùng thời gian đó.

3. Gia tăng dân số:

Là tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (đơn vị %).

 

BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ

 

I. Cơ cấu sinh học

1. Cơ cấu dân số theo giới

- Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %).

- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

- Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế, tổ chức đời sống và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

2. Cơ cấu dân số theo tuổi

- Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện được tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của mỗi quốc gia

- Cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành ba nhóm:

+ Nhóm dưới tuổi lao động 0 - 14 tuổi.

+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi).

+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.

- Căn cứ vào tỉ lệ các nhóm tuổi người ta chia dân số các nước thành 2 nhóm

+ Nhóm dân số trẻ

* 0-14 > 35%

* 60 trở lên < 10%

+ Nhóm dân số già

*0-14 < 25%

*60 trở lên > 15%

-  Để nghiên cứu sinh học người ta thường sử dụng tháp tuổi (tháp dân số). Có ba loại tháp dân số cơ bản:

+ Tháp mở rộng

+ Tháp thu hẹp

+ Tháp ổn định

II. Cơ cấu xã hội

1. Cơ cấu dân số theo lao động

a. Nguồn lao động

- Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

- Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế.

+ Dân số không hoạt động kinh tế.

- Thế giới có 4,9 tỉ người hoạt động kinh tế, chiếm 48% dân số thế giới.

b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế

- Dân số lao động theo khu vực kinh tế gồm 3 khu vực:

+ Khu vực I: Nông - Lâm - Ngư nghiệp

+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng

+ Khu vực III: Dịch vụ

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư.

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá là:

+ Tỉ lệ người biết chữ ( những người từ 15 tuổi trở lên).

+ Số năm đi học (những người 25 tuổi trở lên)

 

BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm:

- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và yêu cầu của xã hội.

- Để thể hiện tình hình phân bố dân cư người ta thường dùng tiêu chí mật độ dân số (ng/km2)

Mật độ dân số

=

Số người sống trên lãnhthổ

Diện tích  lãnh thổ

2. Đặc điểm

- Mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2 tuy nhiên phân bố dân cư không đồng đều trong không gian và thay đổi theo thời gian.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

- Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nguồn nước, địa hình, đất đai và khoáng sản.

- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh  thổ, chuyển cư...

III. Đô thị hoá

1. Khái niệm

- Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

2. Đặc điểm

- Dân cư thành thị có xu hướng tăng rất nhanh

- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

3. ảnh hưởng của đô thị hoá đến  phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

a. ảnh hưởng tích cực

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ  cấu lao động

- Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động.

- Thay đổi các quá  trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị

b.  ảnh hưởng tiêu cực

Đô thị hóa không gắn với công nghiệp hóa gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, việc làm…...

=> dẫn tới nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.

 

BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

 

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường ở trong nước và nước ngoài có thể khai thác nhằm phục vụ cho việc  phát triển kinh tế một lãnh thổ nhất định.

2. Các loại nguồn lực

a. Căn cứ vào nguồn gốc

- Vị trí địa lí

- Nguồn lực tự nhiên

- Nguồn lực kinh tế - xã hội

b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực trong nước (nội lực)

- Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực).

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng trong một nước, giữa các nước trên thế giới.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất .

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng, nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kt - xh.

II. Cơ cấu nền kinh tế

1. Khái niệm:

Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế 

a. Cơ cấu ngành kinh tế

- Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng, bao gồm ba nhóm:

+ Nông, lâm, ngư nghiệp

+ Công nghiệp - xây dựng

+ Dịch vụ

b. Cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, bao gồm hai khu vực:

+ KV kinh tế trong nước.

+ KV kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Cơ cấu lãnh thổ

Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí, bao gồm:

+ Toàn cầu và khu vực.

+ Quốc gia.

+ Vùng.

 

BÀI 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

 

I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp

1. Vai trò

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất hàng  tiêu dùng.

- Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Giải quyết vấn đề việc làm, đặc biệt là các nước đang phát triển.

2. Đặc điểm

- Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay thế

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi

- Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ.

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp

1. Các nhân tố tự nhiên

- Đất

- Khí hậu - nước

- Sinh vật

2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

- Dân cư - lao động

- Chế độ sở hữu ruộng đất

- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong nông nghiệp

- Thị trường tiêu thụ

 

 

BÀI 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT

 

I. Cây lương thực

1. Vai trò

- Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị

2. Các cây lương thực chính.

- Lúa gạo

- Lúa mì

- Ngô

3. Các cây lương thực khác (cây hoa màu)

- Dễ thích nghi, chịu hạn giỏi không cần nhiều công chăm sóc và phân bón.

- Cây hoa màu ôn đới : đại mạch, kiều mạch, yến mạch, khoai tây.

- Cây hoa màu vùng cận nhiệt đới: khoai lang, sắn, kê, cao lương.

II. Cây công nghiệp

1. Vai trò và đặc điểm

a.  Vai trò

+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

+ Trồng cây công nghiệp để tận dụng và phát huy tiềm năng đất đai ở miền núi và cao nguyên, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường.

+ Là sản phẩm xuất khẩu có giá trị

b. Đặc điểm

+ Cây công nghiệp phần lớn ưa nhiệt và ẩm

+ Đòi hỏi đất thích hợp và cần lao động có kĩ thuật, kinh nghiệm.

2. Các cây công nghiệp chủ yếu

- Cây lấy đường: Mía, củ cải đường

- Cây lấy sợi: Bông, đay, gai...

- Cây lấy dầu: Đậu tương, lạc, vừng...

- Cây lấy chất kích thích : Cà phê, chè, thuốc lá...

- Cây lấy nhựa : Cao su, thông...

III. Ngành trồng rừng

1. Vai trò của rừng

- Cung cấp các lâm sản, dược liệu quí.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

- Bảo vệ sinh thái (chống xói mòn đất, tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt..).

2. Tình hình trồng rừng

- Năm 2000 tổng diện tích rừng trồng của TG là 187 triệu ha. Mỗi năm trồng thêm 4,5 triệu ha.

- Những nước có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới là: Trung Quốc, ấn  Độ, LBN...

 

 

BÀI 29 : ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI

 

I. Vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi

1. Vai trò

- Cung cấp thực phẩm có dinh dưỡng cao cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

- Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị.

- Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.

2. Đặc điểm

a. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi: quyết định sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi.

+ Đồng cỏ tự nhiên và diện tích mặt nước.

+ Hoa màu, cây lương thực.

+ Thức ăn chế biến tổng hợp.

b. Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức(Chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp) và phát triển theo hướng chuyên môn hoá

II. Các ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi gia súc lớn: Trâu, bò

- Chăn nuôi gia súc nhỏ: Lợn, dê, cừu

- Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt ....

III. Ngành nuôi trồng thuỷ sản

1. Vai trò

- Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, dễ hấp thụ, có lợi cho sức khoẻ.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

2. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng khoảng 35 triệu tấn chiếm 1/5 lựng thuỷ sản của thế giới và có xu hướng ngày càng tăng.

- Sản phẩm nuôi trồng phong phú: tôm, cá, cua, đồi mồi, trai ngọc, rong, tảo biển...

- Các nước phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản: Trung Quốc, Nhật, Pháp, Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Đông Nam á.

nguon VI OLET