BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN

BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

 

 

MÔN Hoá học

CẤP TRUNG HỌC CƠ S

 

 

(Tài liệu bồi dưỡng cốt cán)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội, tháng 12/ 2010

 

 

 

 

1

 


LỜI GIỚI THIỆU

1

 


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

 

KTĐG:  kiểm tra đánh giá

KT-KN:  kiến thức – kĩ năng

THCS:  trung học cơ sở

SGK: sách giáo khoa

SGV: sách giáo viên

HS: học sinh

GV: giáo viên

Đ/c: đồng chí

GD và ĐT: Giáo dục và Đào tạo

KT: kiểm tra

PPCT: phân phối chương trình

GDPT: giáo dục phổ thông

GDĐT: giáo dục đào tạo

CTPT: công thức phân tử

CTCT: công thức cấu tạo

KL: kim loại

PK: phi kim

dd: dung dịch

TNKQ: trắc nghiệm khách quan

TNTL: trắc nghiệm tự luận

PPDH: phương pháp dạy học

KTĐG: kiểm tra đánh giá

PPHT: phương pháp học tập

PP: phương pháp

CSVC: cơ sở vật chất

TBDH: thiết bị dạy học

CNTT: công nghệ thông tin

1

 


MỤC LỤC

 

 

Trang

Lời nói đầu

Danh mục các chữ viết tắt

Mục lục

3

4

5

 

Phần thứ nhất

Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá

 

 

 

I. Một số khái niệm về kiểm tra đánh giá

 

 

1. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá

2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học

3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học

 

8

9

 

11

II. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá

12

1. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá

2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá  

 

14

16

Phần thứ hai

Thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra định kì

 

I. Thiết kế ma trận đề kiểm tra

 

1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra

2. Khung ma trận đề kiểm tra

3. Ví dụ về các khâu thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết lớp 11 THPT

 

25

29

30

II. Biên soạn đề kiểm tra

 

1. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

36

2. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

37

3. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

4. Ví dụ biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đã thiết kế

38

39

III. Một số đề kiểm tra có ma trận kèm theo

 

1. Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 + 6 Hoá học 10 THPT

2. Đề kiểm tra học kì và cuối năm

51

71

Phần thứ ba

Xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập

 

 

1. Một số yêu cầu

82

1

 


2. Các bước tiến hành

3. Ví dụ minh hoạ

4. Thư viện câu hỏi học kì II lớp 12 THPT

84

85

90

 

Phần thứ

Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương

 

1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng

2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu)

3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát (trước và sau đợt bồi dưỡng)…

 

108

 

 

 

109

Tài liệu tham khảo

110

1

 


Phần thứ nhất: 

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

 

Nội dung 1.1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

 

1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học

1.1. Thuận lợi

Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lí đã quan tâm đến vấn đề này.

Thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế.

Phần lớn các GV ở trường phổ thông đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học.

Đã có những giáo viên, nhà trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều và chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình.

1.2. Khó khăn và nguyên nhân

a) Chưa đạt được sự thăng bằng: giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh giá khác nhau.

Thiếu tính khách quan: phần lớn dựa vào các đề thi có sẵn và ép kiến thức của học sinh theo các dạng câu hỏi được ấn định trước trong các đề thi có sẵn.

Thiếu tính năng động: do chưa thiết kế ma trận đề kiểm tra và chưa thư viện câu hỏi, bài tập nên số lượng câu hỏi kiểm tra rất hạn chế và chủ yếu dựa vào nội dung của các sách bài tập, sách tham khảo, các đề thi tt nghiệp THPT hay các đề thi vào các trường đại học của các năm trước.

Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững bản chất hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, các định luật hóa học cơ bản, còn nặng về ghi nhớ và tái hiện.

Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hầu như ít kiểm tra về thí nghiệm hoá học và năng lực tự học của học sinh.

Chưa sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận đúng.

1

 


b) Trong quản lí chỉ đạo đã chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá đối với việc tạo động cơ, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện:

Về thi, kiểm tra, đánh giá hiện vẫn còn nặng về yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhớ máy móc; ít yêu cầu ở các mức độ cao hơn như hiểu, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tình cảm, thái độ.

Chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Một số giáo viên, nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm.

Tình trạng trên đang là một trong những rào cản chính đối việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; làm thui chột hứng thú và động cơ học tập đúng đắn.

2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học

2.1. Khái niệm kiểm tra có thể hiểu là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một lĩnh vực nào đó là cơ sở cho việc đánh giá. Nói cách khác thì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.

 Khái niệm đánh giá có thể hiểu là căn cứ vào các kiến thức, số liệu, biểu đồ, các dữ liệu, các thông tin để ước lượng năng lực hoặc phẩm chất để nhận định, phán đoán và đề xuất quyết định. Nói ngắn gọn thì đánh giá là nhận định giá trị.

2.2. Ba chức năng của kiểm tra:

 Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau.

a) Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình  xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn (một bài, một chương, một học kỳ, một năm...) của quá trình dạy học đã hoàn thiện đến một mức độ và kiến thức về kỹ năng...

b) Phát hiện lệch lạc (theo lý thuyết thông tin) phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của HS... Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết.

1

 


c) Điều chỉnh qua kiểm tra (theo lý thuyết điều kiện) GV điều chỉnh  kế hoạch dạy học (nội  dung và phương  pháp sao  cho thích hợp  để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của HS).

2.3. Các thuật ngữ

- Đo: Kết quả trả lời hay làm bài của mỗi học sinh, ghi nhận bằng 1 số đo theo quy tắc đã định thông thường (bằng điểm số theo thang bậc nhất định). Điểm số là những ký hiệu gián tiếp, phản ánh trình độ của mỗi học sinh về mặt định tính (giỏi, khá, trung bình...) và định hạng thứ bậc cao thấp của học sinh trong học tập. Cần lưu ý rằng điểm số không có ý nghĩa về mặt định lượng. Ví dụ không thể nói, trình độ của HS đạt điểm 10 là cao gấp đôi HS đạt điểm 5.

- Lượng giá: Dựa vào số đo mà đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức của HS.

+ Lượng giá theo chuẩn: là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình của lớp HS.

+ Lượng giá theo tiêu chí: là sự đối chiếu với các tiêu chí đã đề ra.

- Đánh giá:

+ Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy một nội dung nào đó, nhằm giúp GV nắm được tình hình về những kiến thức có liên quan với bài học. Từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp.

+ Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong quá trình dạy học, nhằm  cung cấp những thông tin ngược để GV và HS kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học.

+ Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc kỳ học hay năm học khoá học (thi).

- Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình đánh giá, GV quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh có sai sót đặc biệt.

2.4. Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.

Đầu tiên dựa vào mục tiêu của dạy học, GV đánh giá trình độ xuất phát của học sinh (kiểm tra đầu vào) trên cơ sở đó mà có kế hoạch dạy học: Kiến thức bộ môn rèn kỹ năng bộ môn để phát triển tư duy bộ môn. Kiến thức khoá học lại kiểm tra đánh giá (đánh giá đầu ra) để phát hiện trình độ HS, điều chỉnh mục tiêu và đưa ra chế độ dạy học tiếp theo.

1

 


d


 Bản chất của khái niệm kiểm tra thuộc phạm trù phương pháp, nó giữ vai trò liên hệ nghịch trong hệ điều hành quá trình dạy học, nó cho biết những thông tin về kết quả vận hành, nó phần quan trọng quyết định cho sự điều khiển tối ưu của hệ (cả GV và HS).

Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học là hết sức phức tạp luôn luôn chứa đựng những nguy cơ sai lầm, không chính xác. Do đó người ta thường nói: "Kiểm tra -đánh giá" hoặc "đánh giá thông qua kiểm tra" để chứng tỏ mối quan hệ tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau giữa hai công việc này.

3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học

+ GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình;

+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.

+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.

1

 


+ Điểm kiểm tra thực hành (điểm hệ số 1), giáo viên căn cứ vào tường trình thí nghiệm một bài thực hành (được thống nhất trước trong toàn tỉnh) theo hướng dẫn, rồi thu và chấm lấy điểm thực hành.

+ Các bài kiểm tra định kỳ (kiểm tra 01 tiết, kiểm tra học kỳ và kiểm tra cuối năm học) cần được biên soạn trên cơ sở thiết kế ma trận cho mỗi đề.

+ Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 50%). Bài kiểm tra cuối học kì nên tiến hành dưới hình thức 100% tự luận. Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải luyện tập cho học sinh thích ứng với cấu trúc đề thi và hình thức thi TNPT mà Bộ GDĐT tổ chức hằng năm.

 

Nội dung 1.2: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.

 Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.

 Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.

Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh:

- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.

1

 


- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.

- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”

- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.

- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC).

- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo  các tiêu chí  đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”.

 Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo.

Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.

Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.

 

1

 

nguon VI OLET