ĐỀ SỐ 24
(Đề thi có 06 trang)
(Đề có lời giải)
ĐỀ LUYỆN ĐIỂM 10
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác như hình vẽ bên. Khí X được tạo thành từ phản ứng hóa học nào dưới đây?
A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
B. C2H5OH  C2H4 + H2O
C. CH3COONa + NaOH  CH4 + Na2CO3
D. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Câu 2. Trong các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch; những nguồn năng lượng sạch là:
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào dưới đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hóa mạnh chuyến thành muối Cr(VI).
B. Trong phản ứng muối  tác dụng với muối  đóng vai trò clìất khử.
C. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 đặc hoặc CO, đều thu được Cu.
D. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4đặc, nóng.
Câu 6. Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 (1)
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag (2)
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là
A.  B.  C.  D. 
Câu 7. Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth). Những người thường xuyên sử dụng ma túy đá gây hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, gây hại cho người khác và xã hội, nặng hơn có thể mắc bệnh tâm thần. Khi oxi hóa hoàn toàn 0,5215 gam methamphetamine bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng 0,4725 gam; ở bình (2) tạo thành 6,895 gam kết tủa và còn 39,2 ml khí (ở đktc) thoát ra. Biết công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của methamphetamine là
A. C9H15ON2 B. C10H17N2 C. C10H15N D. C3H5ON
Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng):
Triolein  X  Y  Z
Tên của Z là
A. axit oleic. B. axit axetic. C. axit stearic. D. axit panmitic.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Protein có phản ứng màu biure.
B. Liên kết của nhóm co với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
D. Tất cả
nguon VI OLET