Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDDT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDDT)
Trường: THCS-DTNT ALƯỚI
Tổ: TOÁN-TIN
Họ và tên giáo viên:
Trần Ngọc Thịnh

TÊN BÀI DẠY:
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 13: TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin Học: Lớp 6
Thời gian thực hiện 1 thực hành
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:Nêu cụ thể nội dungkiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.
Sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản.
2.Về năng lực:Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì(biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học về soạn thảo văn bản để giải quyết yêu cầu trong bài tập mới.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp trong các hoạt động nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
2.2. Năng lực Tin học
Sử dụng công cụ công nghệ thông tin để hoàn thiện sản phẩm số: sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ học tập. (NLa)
Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. (NLe)
2.3. Các năng lực khác
Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: thể hiện thông qua nội dung và hình thức các bài viết cảm nghĩ của HS cho cuốn sổ lưu niệm.
3.Về phẩm chất:Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Rèn luyện phẩm chất nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt về văn hóa, từ ngữ giữa các vùng miền.
Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ: cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
SGK, SGV, SHS, máy chiếu, máy tính thực hành của HS.
Các tệp văn bản do GV chuẩn bị thêm (dành cho HS khá).
Các tệp văn bản cho cuốn sổ lưu niệm đã tạo ở các bài học trước.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1:Xác định nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
HSxác định được nhiệm vụcụ thểcần giải quyết trong nội dung “Khởi động”: Sửa công thức làm kem sữa chua dưa hấu thành công thức làm kem sữa chua xoài.
b) Nội dung:Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinhphải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
HS suy nghĩđể đưa ra giải pháp thực hiện để sửa công thức làm kem.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt độngtheo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiệntiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
HS nêu được nhiệm vụ của hoạt động
nguon VI OLET