Ngày soạn: / / . Ngày dạy: / / . Lớp dạy:
CHƯƠNG I. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 01
TẬP HỢP –PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP


I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Học sinh làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy ví dụ về tập hợp. Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
2. Kỹ năng:
- Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, biết sử dụng các ký hiệu .
- Biết đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

A. Hoạt động khởi động (2 phút)
Mục tiêu: HS có các đồ dùng học tập cần thiết phục vụ môn học và biết về nội dung chương I.
Phương pháp: Thuyết trình, trực quan.

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Giới thiệu nội dung chương I. Trong chương I, bên cạnh việc ôn tập và hệ thống hóa các nội dung về số tự nhiên đã học ở bậc Tiểu học, còn thêm nhiều nội dung mới: Phép nâng lên lũy thừa, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung.
GV giới thiệu tiết học: “Tập hợp. Phần tử của tập hợp”
HS lắng nghe, ghi chép (nếu cần)










HS lấy sách vở, bút ghi chép bài


B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Các ví dụ. (7 phút)
Mục tiêu: Học sinh lấy được một ví dụ cụ thể về tập hợp
Phương pháp: Thuyết trình, luyện tập thực hành, vấn đáp

GV cho học sinh quan sát Hình 1 SGK rồi giới thiệu tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
Yêu cầu học sinh tìm các đồ vật trong lớp để lấy ví dụ về tập hợp



GV: lấy thêm 2 ví dụ SGK: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
Tập hợp các chữ cái a, b, c
? . Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về tập hợp.
Người ta viết và ký hiệu tập hợp như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu mục 2.




- Tập hợp học sinh lớp 6A
- Tập hợp bàn, ghế trong phòng học lớp 6A …
- Tập hợp các quyển sách (cái bút) trong phòng học lớp 6A

- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100; …

1. Các ví dụ

- Tập hợp học sinh lớp 6A
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100
- Tập hợp các chữ cái c, d, e, g

Hoạt động 2: Cách viết. Các ký hiệu (18 phút)
Mục tiêu:Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, biết sử dụng các ký hiệu .
Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành

Nghiên cứu SGK và cho thầy giáo biết người ta đặt tên cho tập hợp như thế nào?
? Các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là những số nào?
GV đưa ra cách viết tập hợp A và tập hợp B. (Tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4)
GV giới thiệu các số 0;1;2;3 là các phần tử của tập hợp A.
Hoạt động nhóm: GV yêu cầu học sinh quan sát cách viết tập hợp như trên bảng, hoạt động cặp đôi và trả lời các câu hỏi:
? Các phần tử của tập hợp được viết ở đâu?

? Giữa các phần tử có dấu gì?
? Mỗi phần tử được liệt kê mấy lần
? Thứ tự các phần tử ra sao?

Giáo viên giới thiệu ký hiệu  và cách đọc, yêu cầu học sinh đọc.
GV giới thiệu cách đọc thứ hai:
: 1 là phần tử của A
: 5 không là phần tử của A.
GV treo bảng phụ:
nguon VI OLET