Giáo án theo công văn 5512 bộ GD-ĐT
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tuần 1 – Tiết 1, 2: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết: VHVN và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Thông hiểu: Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của VHVN.
+ Con người trong VHVN.
- Vận dụng thấp: Học sinh có niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn hóa được học.
- Vận dụng cao: Có lòng say mê với văn học Việt Nam.
2. Năng lực
a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam (Văn học dân gian và văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục đích:HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV giao nhiệm vụ - Chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Kể tên những tác phẩm văn học dân gian ở bậc THCS mà em yêu thích nhất?
+ Nhóm 2: Kể tên những tác phẩm văn học viết ở bậc THCS mà em yêu thích nhất?.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Các tác phẩm văn học dân gian ở THCS là:
- Truyện cổ tích Thạch sanh, Bánh trưng bánh dày; Truyền thuyết Thánh gióng, Sơn tinh – thủy tinh….
- Các tác phẩm của văn học viết: bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu…
=>Đó là những tác phẩm thuộc văn học dân gian và văn học viết Việt Nam
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam (20 phút)
a) Mục đích: Tìm hiểu về các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Gv giao nhiêm vụ cho học sinh
- GV chia lớp thành 6 nhóm
1: Tìm hiểu văn học dân gian:
Nhóm 1: VHDG là gì ?
Nhóm 2: VHDG gồm những thể loại nào?
Nhóm 3: Nêu đặc trưng của VHDG ?
2. Tìm hiểu văn học viết :
Nhóm 4: Văn học viết là gì ?
Nhóm 5: Văn học viết được ghi lại bằng những thứ chữ nào ?
Nhóm 6: Nêu các thể loại của văn học viết?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh báo cáo thực hiện kết quả
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
nguon VI OLET