Tiết: 9+10         Tuần: 7

BÀI 17:

TƯ THẾ ĐỘNG TÁC VẬN ĐỘNG TRONG TRONG CHIẾN ĐẤU

 

PHẦN I: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Giúp cho HS nắm được ý nghĩa, yêu cầu, trường hợp vận dụng và các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, làm cơ sở vận dụng trong học tập và chiến đấu sau này.

2. Yêu cầu:

- Nắm chắc các tư thế động tác vận động cơ bản, luyện tập thành thạo.

- Biết vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng địa hình và tình huống cụ thể.

- Tích cực luyện tập, động tác thực tế.

II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM, THỜI GIAN:

1. Đi khom - Chạy khom    = 90 phút

2. Bò ( Bò cao; Bò thấp)    = 90 phút

3. Lê ( Lê cao; Lê thấp)    = 90 phút

4. Trườn; Ôn tập các động tác đã học  = 90 phút

5. Lăn ( Lăn ngắn; Lăn dài)   = 90 phút

 

III. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

- Lấy lớp học để giảng dạy.

- Từng người luyện tập trong đội hình tổ học tập.

2. Phương pháp:

- Đối với giáo viên:

+ Nguyên tắc giảng giải tại thực địa theo phương pháp diễn giải, gắn với địa hình, phương án tập, kinh nghiệm chiến đấu để chứng minh.

+ Giảng động tác theo 6 bước: Nêu tên động tác; trường hợp vận dụng, nêu tình huống; hướng dẫn động tác; luyện tập; nhận xét.

+ Làm mẫu động tác theo 3 bước: Làm nhanh; làm chậm có phân tích từng cử động; làm tổng hợp.

- Đối với học sinh:

+ Nghe kết hợp với quan sát để nắm nội dung, nguyên tắc và động tác.

+ Từng người trong đội hình tổ luyện tập theo 3 bước: Tự nghiên cứu; tập chậm từng cử động; tập nhanh liên hoàn động tác.

 

IV. ĐỊA ĐIỂM:

 Tại thực địa nơi giảng dạy.

 

V. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:

- Đối với giáo viên:

+ Giáo trình GDQP lớp 12.

+ Giáo án, Kế hoạch giảng bài.

+ Bãi tập: Sân trường, sân vận động...


- Đối với học sinh:

+ Vở ghi chép, gậy dài 1m20 ( bằng ống nhựa 0 27), lựu đạn gỗ 2 quả.

 

VI. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

 Tập trung lớp học ở vị trí giảng động tác mẫu, theo đội hình 2 hàng ngang hoặc đội hình 2 hàng theo chữ L, sao cho ánh nắng mặt trời không chiếu vào mặt, không ngược hướng gió thổi. Kiểm tra quân số, trang bị, chấn chỉnh đội hình ...

 

Phần 2 : THỰC HÀNH GIẢNG DẠY

I- PHỔ BIẾN Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY ( 5 phút )

     Giáo viên phổ biến ý định giảng dạy như phần 1 với nội dung như sau : Nêu tên bài học; mục đích, yêu cầu ( đối với học sinh ) ; nội dung, thời gian học ; tổ chức, phương pháp ; tài liệu học tập, tham khảo.

II- NỘI DUNG GIẢNG DẠY ( 75 phút )

 1. Ôn tập động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chổ ( 30 phút )

  a ) Lên lớp ( 5 phút )

- Động tác nghiêm, nghỉ : Giáo viên lần lượt giảng động tác nghiêm, nghỉ theo trình tự của bài. Khi giảng từng động tác giáo viên nêu khẩu lệnh, sau đó giới thiệu động tác theo 2 bước:

+ Bước 1 : Làm nhanh động tác ( tự hô khẩu lệnh và làm mẫu động tác ).

+ Bước 2 : Làm chậm, vừa nói vừa làm động tác .

- Động tác quay tại chổ : GV lần lượt giảng động tác quay phải, động tác quay trái, động tác quay sau theo trình tự của bài. Khi giảng từng động tác GV nêu khẩu lệnh, sau đó giới thiệu động tác theo 3 bước.

+ Bước 1: Làm nhanh động tác ( tự hô khẩu lệnh và làm mẫu động tác ).

     + Bước 2 :Làm chậm, vừa nói vừa làm động tác theo từng cử động.

     + Bước 3 : Làm tổng hợp toàn bộ động tác .

b ) Tổ chức luyện tập ( 25 phút )

- Giáo viên phổ biến kế hoạch và hướng dẫn luyện tập ( 5 phút )

+ Nội dung luyện tập : Động tác nghiêm, nghỉ; quay tại chổ

+ Thời gian luyện tập .

+ Tổ chức PP luyện tập .

+ Vị trí luyện tập của từng tiểu đội.

+ Kí, tín hiệu trong quá trình luyện tập

- Duy trì luyện tập ( 20 phút )

+ Giáo viên trực tiếp duy trì, hướng dẫn các bộ phận luyện tập. Trong quá trình luyện tập thực hiện sai đâu sửa đó. Nếu ít người sai thì sửa trực tiếp, nếu nhiều người sai thì tập trung từng bộ phận để hướng dẫn lại, sau đó tiếp tục luyện tập.

+ Học sinh luyện tập theo 3 bước : Cá nhân nghiên cứu động tác , tập chậm phân đoạn và tập tổng hợp.

 2. Ôn tập “Đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân” ( 35 phút )

a ) Lên lớp ( 5 phút )

- Động tác đi đều, đứng lại :Giáo viên lần lượt giảng động tác đi đều, đứng lại theo trình tự của bài. Khi giảng từng động tác giáo viên nêu khẩu lệnh, sau đó giới thiệu động tác theo 3 bước:

+ Bước 1: Làm nhanh động tác (tự hô khẩu lệnh và làm mẫu động tác đi đều, đứng lại)

+ Bước 2 :Làm chậm, vừa nói vừa làm động tác theo từng cử động.


+ Bước 3 : Làm tổng hợp toàn bộ động tác đi đều, đứng lại.

- Động tác đổi chân trong khi đi : GV nêu trường hợp vận dụng và thời cơ tiến hành động tác đổi chân trong khi đi đều . Giới thiệu động tác đổi chân theo 3 bước.

+ Bước 1: Làm nhanh động tác ( làm mẫu động tác đổi chân ).

+ Bước 2 :Làm chậm, vừa nói vừa làm động tác theo 3 cử động.

+ Bước 3 : Làm tổng hợp toàn bộ động tác đổi chân.

- Động tác giậm chân : GV lần lượt giảng động tác giậm chân tại chổ, động tác giậm chân trong khi đi đều, động tác đổi chân khi đang giậm chân, động tác đứng lại khi đang giậm chân, động tác giậm chân chuyển thành đi đều.

Khi giảng từng động tác GV nêu khẩu lệnh , sau giới thiệu động tác theo 2 bước :

+ Bước 1: Làm nhanh động tác ( tự hô khẩu lệnh và làm mẫu động tác ).

+ Bước 2 :Làm chậm, vừa nói vừa làm động tác theo từng cử động.

b ) Tổ chức luyện tập ( 30 phút )

- Giáo viên phổ biến kế hoạch và hướng dẫn luyện tập ( 5 phút )

+ Nội dung luyện tập : Động tác đi đều, đứng lại ; động tác đổi chân trong khi đi, động tác giậm chân.

+ Thời gian luyện tập .

+ Tổ chức PP luyện tập .

+ Vị trí luyện tập của từng tiểu đội.

+ Kí, tín hiệu trong quá trình luyện tập

- Duy trì luyện tập ( 25 phút ) :

+ Giáo viên trực tiếp duy trì, hướng dẫn các bộ phận luyện tập. Trong quá trình luyện tập thực hiện sai đâu sửa đó. Nếu ít người sai thì sửa trực tiếp, nếu nhiều người sai thì tập trung từng bộ phận để hướng dẫn lại, sau đó tiếp tục luyện tập.

+ Học sinh luyện tập theo 3 bước : Cá nhân nghiên cứu động tác , tập chậm phân đoạn và tập tổng hợp.

 

Phần 3 : KẾT THÚC GIẢNG DẠY ( 10 phút )

1. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài.

2. Hướng dẫn nội dung cần ôn tập .

3. Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học.

4. Kiểm tra vật chất, trang thiết bị chuyển nội dung buổi học.

 

..................................................

 

 

 

 

nguon VI OLET