ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC

THÔNG QUA HƯỚNG DẪN CÁCH LUYỆN ĐỌC ĐÚNG,

RÕ RÀNG, TRÔI CHẢY, DIỄN CẢM TRONG DẠY – HỌC

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5.

 

Tác giả: Nguyễn Hữu Kính

Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC

THÔNG QUA HƯỚNG DẪN CÁCH LUYỆN ĐỌC ĐÚNG,

RÕ RÀNG, TRÔI CHẢY, DIỄN CẢM TRONG DẠY – HỌC

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5.

 

Tác giả: Nguyễn Hữu Kính

Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

1. Lí do chọn đề tài:

1.1. Cơ sở lí luận:

Phân môn Tập đọc là một trong những phân môn quan trọng nhất trong môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học, hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng môn Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt  là bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, khi dạy phân môn tập đọc, đối với học sinh lớp 3, giáo viên phải hướng dẫn các em đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy. Sang lớp 4, học sinh sẽ tập trung rèn kĩ năng đọc hiểu nhiều hơn. Đối với lớp 5, ngoài việc rèn kĩ năng đọc hiểu còn phải rèn nhiều hơn kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật để chuẩn bị cho việc học các tác phẩm văn chương ở cấp học tiếp theo. Đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ, một đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn trong chương trình tập đọc lớp 5 cấp tiểu học là yêu cầu quan trọng nhất đối với phân môn tập đọc. “Học đọc” ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng, giúp các em có một công cụ để tiếp nhận thông tin, học tập trong nhà trường và tự học sau này. Cho nên, giáo viên bậc tiểu học, đặc biệt là những giáo viên đang dạy lớp 5, phải nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng lớp mới định hướng cho học sinh rèn đọc đúng trọng tâm. Có như thế các em mới có kĩ năng cảm thụ được nội dung và các hình thức nghệ thuật ( nếu có) mà tác giả muốn thông qua đó đề cập một vấn đề cuộc sống, nhân văn, đạo đức, xã hội…Muốn làm được như thế, người thầy giáo phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu bài văn, bài thơ cả nội dung và nghệ thuật và hoàn cảnh ra đời của bài văn, bài thơ đó.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Qua quá trình giảng dạy và dự giờ ở lớp 5, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của các em mới dừng ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế, các em đã đọc lưu loát nhưng chất giọng và biểu đạt giọng đọc văn bản chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn đựơc người nghe, chưa thể hiện đựơc cái hay của nội dung văn bản. Ở tất cả các tác phẩm văn thơ,  các em đọc giọng đều đều chung chung như nhau, chưa nêu bật đựơc nội dung tư tưởng của tác phẩm đề cập đến. Các em chưa có kĩ năng đọc biểu thị linh hoạt theo ngữ điệu từng loại câu, kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến; những từ ngữ quan trọng trong câu cần hạ giọng, cao giọng, nhấn mạnh; các tiếng gieo vần trong thơ, nhịp thơ các em chưa phân biệt rõ ràng. Đặc biệt dấu hiệu chuyển đổi giọng biểu thị niềm vui, nỗi buồn, sự nghiêm trang còn hạn chế hoặc các từ ngữ phiên âm nước ngoài các em đọc chưa chuẩn. Khi đọc các em chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong bài văn hội thoại. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của học sinh cũng như rèn dạy học sinh đọc diễn cảm. Trong một lớp ít em thực hiện đựơc các kĩ năng rèn đọc diễn cảm, vì kĩ năng rèn đọc diễn cảm rất khó, thời gian luyện đọc ít, lực học trong lớp không đều.

Với thực tế trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu dạy phân môn tập đọc 5, đặc biệt chú ý rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho học sinh có được kĩ năng đọc tốt các văn bản dài và thể hiện được nội dung văn bản ở mức độ cao góp phần học tốt các môn học khác. Để đề tài đạt kết quả cao bản thân giáo viên không ngừng trau dồi tích luỹ những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm giảng dạy đạt hiệu quả cao phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục .

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


 

2. Mục đích nghiên cứu:

         Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giúp cho học sinh lớp 5:

         1- Biết cách đọc diễn cảm các văn bản có trong chương trình học nhất là các văn bản nghệ thuật. Trên cơ sở đó, hướng dẫn học sinh tiếp cận, hiểu sâu các văn bản đang học góp phần gây hứng thú học tập môn học này. 

        2- Nắm bắt được những dấu hiệu nghệ thuật trong văn bản, học sinh chủ động nắm bắt nội dung cũng như nghệ thuật chuyển tải nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn thông qua đó để giáo dục đạo đức, lối sống hoặc một thông điệp cuộc sống…

3- Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với nội dung văn bản thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật thông qua giọng đọc.

        4- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 5 trực tiếp học các tiết  tập đọc theo nội dung và phương pháp mới.

4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

Tất cả học sinh lớp 5 mà bản thân tôi chủ nhiệm, tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017.

 

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng hai nhóm phương pháp sau:

      - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:

      + Nghiên cứu các tài liệu “ Quản lí trường học tập 1, 2, 3” của nhà xuất bản GD, “ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lí giáo dục tiểu học” của Bộ giáo dục – đào tạo ( Dự án phát triển giáo dục tiểu học) của Nhà xuất bản giáo dục 2004, “ Phương pháp lãnh đạo và quản lí nhà trường hiệu quả” của nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004; “ Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Viết và Toán” của Bộ GD – ĐT, năm 1997; “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng các môn học ở bậc tiểu học, lớp 1,2,3,4,5” của nhà xuất bản GD.

      - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

      + Phương pháp điều tra: Với chức danh tổ trưởng tổ 5, tôi đã được dự nhiều giờ dạy môn tiếng Việt của giáo viên, xem những giáo án của phân môn tập đọc. Qua đó, nắm bắt được những điều cơ bản trong soạn - giảng môn học này.

+ Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Sau khi dự giờ, xem giáo án của các giáo viên, tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi để rút các kết luận và tư vấn.

+ Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

 

6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:

         Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp tổ chức rèn kĩ năng đọc diễn cảm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy –học phân môn tập đọc lớp 5. 

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


Sau khi dự 20 tiết dạy của phân môn tập đọc lớp 5 và nghiên cứu được 20 lượt giáo án của nhiều giáo viên trong tổ và tổ khác, tôi đã tiến hành ghi chép, tổng hợp số liệu, tôi đã tiến hành thực hiện giải pháp này ngay tại lớp mình chủ nhiệm.

Lớp 5B ( năm học 2015 -2016 )

Lớp 5A ( Học kì 1 năm học 2016 – 2017 ).

 

II. NỘI DUNG

1. Những cơ sở có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

1.1. Cơ sở lí luận:

Nhiệm vụ quan trọng nhất của môn Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được thể hiện qua bốn yêu cầu về mức độ của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phảỉ hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là đọc giải mã chữ  - âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm đuọc các từ chìa khoá, câu chìa khoá (câu trọng yếu câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố nghệ thuật và đánh giá được những giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này, biết đọc đồng nghĩa với việc có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt.

Nhiệm vụ của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả  năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.

Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ có tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết có tư duy hình ảnh ... Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức  mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.

Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

1.2. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học.

Học sinh Tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơ thể đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo chức năng của chúng. Chức năng phát âm - Tập đọc.

 Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát triển.

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


 Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình.

 Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường Tiểu học.

 Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học.

 Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó mà phương tiện là nghe, nói, đọc, viết có được nhờ học Tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ.

1.3. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc:

      Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu ,đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc của thầy và trò bậc Tiểu học.

 Văn học nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức lý tưởng tình yêu, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc.

 Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa lsf học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học.

1.4. Cơ sở giáo dục và phát triển: 

 Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.

 Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khoá” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau.

 

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


Trong sách giáo khoa dạy Tiếng Việt lớp 5 đã có sẵn hệ thống câu hỏi, có tranh ảnh minh họa, phần chú thích các từ khó nghĩa. Bên cạnh đó, còn có sách hướng dẫn giảng dạy, hướng dẫn cách dạy cho từng bài tập đọc, các chuyên đề tập huấn “phương pháp giảng dạy”,…giúp cho giáo viên thuận tiện trong soạn giảng môn học này, Tuy nhiên, hiện nay, đa số giáo viên chỉ lệ thuộc vào những điều cơ bản trên thì chỉ có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của bài tập đọc chứ chưa dẫn dắt các em cảm thụ sâu sắc được nội dung, rung động trước những hình ảnh đẹp thông qua các biện pháp nghệ thuật của đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ các em đang học mà tác giả muốn chuyển tải thông qua từ ngữ trong bài nên chất lượng giờ dạy chưa đạt hiệu quả như mong muốn

Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của học sinh lớp 5, bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có em chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được.

 Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:

 - Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau:

  + Các lỗi phụ âm đầu: l/n. Ví dụ: nổi lửa/ lổi lửa; nấu nướng/ lấu lướng…

  + Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc. Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ; nghĩ kĩ/ nghỉ kỉ

  + Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết.

  + Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc.

. Từ thực trạng trên, trong đề tài này, mục đích của tôi là muốn đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đặc biệt là đọc diễn cảm bài tập đọc nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5.

 

3. Mô tả giải pháp của đề tài:

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã dự 20 tiết dạy của phân môn tập đọc lớp 5 và nghiên cứu được 20 lượt giáo án của nhiều giáo viên các trường trong huyện ( kể cả đơn vị mình quản lý), đồng thời qua trao đổi, thảo luận trực tiếp các giáo viên, tôi nhận thấy chất lượng rèn đọc diễn cảm trong giờ dạy phân môn tập đọc lớp 5 còn nhiều vấn đề cần phải trao đổi cặn kẽ hơn.

 

Kết quả khảo sát:

Năm học 2013 - 2014: dự giờ 15 tiết, xem 15 giáo án tập đọc lớp 5.

Năm học 2014 - 2015: dự giờ 15 tiết, tham khảo 15 giáo án lớp 5 ( trong đó có tham khảo một số giáo án của giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện).

Từ kết quả khảo sát, điều tra trên, tôi mạnh dạn đưa ra nội dung giải pháp mới như sau:

Để thay đổi hiện trạng trên, dạy phân môn tập đọc lớp 5 nên phát huy tính tư duy độc lập, sáng tạo của giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp để giúp tất cả các đối tượng học sinh trong lớp học, chủ động tích cực tham gia tìm hiểu cách đọc, giọng đọc và hiểu được nội dung, các dấu hiệu nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa mà tác giả bài văn, bài thơ muốn chuyển tải đến người đọc.

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


Giáo viên, trong giờ dạy tiết tập đọc, đặc biệt chú ý những khâu sau:

1- Hướng dẫn luyện đọc: 

a- Khâu đọc vỡ:

- Gợi ý, hướng dẫn ( HD) học sinh tìm ra cách đọc đúng từ, câu, đoạn, bài văn, bài thơ…; phát hiện được chỗ nào cần ngắt, nghỉ, từ nào cần nhấn giọng, cách đọc cuối các câu có dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi… kể cả cách đọc câu văn dài, các dòng thơ mang tính nghệ thuật cao. Bên cạnh đó, giáo viên phải cho học sinh hiểu các từ khó, nhất là những từ Hán – Việt, tạo tiền đề cho các em tìm hiểu nội dung đoạn, bài tập đọc…. Điều này sẽ giúp học sinh đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ mà các em đang học.

*Chú ý: Muốn hướng dẫn học sinh đọc đúng, giáo viên phải luyện đọc chuẩn  trước (hoặc tương đối chuẩn). Trong quá trình luyện đọc, học sinh đọc sai chỗ nào, để các em đọc hết câu, giáo viên phải cho dừng lại luyện đọc đúng ( trừ những học sinh nói ngọng hoặc đọc không rõ, giáo viên cho về nhà luyện đọc thêm).

 Ví dụ 1: Bài Ê – mi – li, con… ( STV lớp 5, tập 1, trang 49)

                     Ê – mi –li, con đi cùng cha.

                            Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc…

                   -  Đi đâu cha?

                   - Ra bờ sông Pô – tô – mác.

                   - Xem gì cha?

                   - Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.

 + Đọc đúng từ: Ê – mi - li, Pô – tô- mác, Lầu Ngũ Giác.

          + Biết cách nhấn giọng và ngắt, nghỉ các dòng thơ.                 

                             Ê – mi –li,/ con đi cùng cha.//

                            Sau khôn lớn /con thuộc đường, /khỏi lạc…//

                   -  Đi đâu cha?//

                   - Ra bờ sông Pô – tô – mác.//

                   - Xem gì cha?//

                   - Không,/ con ơi, /chỉ có Lầu Ngũ Giác.//

 

b- Luyện đọc diễn cảm: Đối với HS lớp 4&5, đặc biệt là HS lớp 5, GV cần phải hướng dẫn đọc diễn cảm.Tùy theo nội dung văn bản mà GV hướng dẫn HS đọc cho phù hợp, nhất là trong văn bản có lời đối thoại, cần hướng dẫn các em đọc đúng theo “ vai ”

Ví dụ : Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thể hiện đúng tâm trạng của chú Mo- ri – xơn và bé Ê- mi – li cũng như đọc đúng theo vai của cha và con.

*Chú ý:

Ở phần này, GV không nên làm thay mà nên hỏi để HS phát hiện cách đọc, cách ngắt, nghỉ, từ cần nhấn giọng và cho HS đọc thể hiện.

Khi đọc theo nhóm, GV phải theo dõi sát các nhóm để hướng dẫn, điều chỉnh, sửa sai kịp thời, GV phải quản lý thật kĩ các nhóm HS đọc, nhất là lúc từng HS đọc cho cả nhóm nghe chứ không nên làm “lấy rồi” hoặc làm theo kiểu hình thức. Đây là khâu mà giáo viên thường lướt.

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


Việc nhấn giọng, ngắt, nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu hoặc cụm từ có nghĩa; nhấn giọng các từ, ngữ trọng tâm, miêu tả, những từ ngữ góp phần làm nổi bậc ý…; nghỉ hơi ít ở dấu phảy, cụm từ có nghĩa; nghỉ hơi nhiều ở dấu chấm. Đọc đúng ngữ điệu câu: cao giọng ở cuối câu hỏi, xuống giọng ở câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. Câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy rõ các nội dung yêu cầu khác nhau. Cần phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu…

  Giữa hai bờ vách đá

  Mở ra một cổng trời/

                                          Có gió thoảng,/ mây trôi//

                                       Cổng trời trên mặt đất?// -> biết đọc cao giọng ở cuối câu hỏi.

              + Biết cách đọc vắt dòng các dòng thơ: Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

                                                                              Cho cha nhé

                                                                              Và con sẽ nói giùm với mẹ:

                                                                              Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

                                                          Hay:       Oa- sinh- tơn

                                                                         Buổi hoàng hôn

                                                                         Ôi những linh hồn

                                                                         Còn, mất?

                                           (Bài tập đọc Ê- Mi- li, con; STV5, tập 1, trang 50)

                                             Giữa hai bờ vách đá

      Mở ra một cổng trời/

 * Khi văn bản là một khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ được viết theo thể thơ mới, GV phải hướng dẫn HS tìm ra chỗ nào cần phải đọc vắt dòng ( đọc liền hơi). Đó có thể là giữa các dòng được tách ra: chủ ngữ và vị ngữ; giữa các cụm từ bổ nghĩa cho nhau…

Ví dụ:                          Giữa hai bờ vách đá

       Mở ra một cổng trời/

 

                                               Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

                                               Cho cha nhé

 

                                                                                 Ôi những linh hồn

                                               Còn, mất?

 Ví dụ 2: Câu văn dài “ Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi.( Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai – STV5, tập 1, trang 55).

 + Đọc đúng từ: đấu tranh (không đọc: đấu chanh), bền bỉ (không đọc: bền bĩ).

 + Biết cách nhấn giọng và ngắt, nghỉ câu văn dài: Cuộc đấu tranh dũng cảmbền bỉ của họ/ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới,/ cuối cùng đã giành được thắng lợi.//

 + Ngoài ra, GV còn phải hướng dẫn HS đọc đúng dấu thanh. Đối với GV& HS ở Bình Định, nên lưu ý các lỗi phát âm địa phương: thanh hỏi, thanh ngã như: bền bỉ (chứ không đọc bền bĩ), nhà cửa (chứ không đọc nhà cữa), thúng mủng (Không đọc thúng mũng)…Ngoài việc hướng dẫn các em luyện đọc, giáo viên còn phải giúp các em hiểu đoạn văn, bài thơ… đang học để giúp các em đọc tốt hơn.

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


 c- Khâu hướng dẫn tìm hiểu bài: Đây là khâu trọng tâm thứ hai trong giờ tập đọc. Khâu này lâu nay, đa số giáo viên còn nhiều lúng túng nhất: Chưa gắn kết được từ với ý, làm cho ý đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ rời rạc vì giáo viên chưa biết từ nào là từ trung tâm góp phần làm nổi bậc ý của đoạn, nội dung của bài tập đọc; chưa biết từ nào là từ sáng, những dấu hiệu nghệ thuật nào góp phần làm nên cái hay của văn bản nghệ thuật.

        Lâu nay, giáo viên chỉ rút từ ( theo sách hướng dẫn) rồi giảng từ. Giảng từ ấy xong, giáo viên đặt câu hỏi câu hỏi tìm ý khác. Làm như thế ý bài văn sẽ vỡ vụn, rời rạc vì thiếu sự liên kết!

        Để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa từ và ý, theo tôi, giáo viên phải đọc, nghiên cứu tài liệu trước khi bắt tay vào soạn bài, phải tìm được nội dung chính của bài văn ( không cần dựa vào sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn tìm nội dung chính của đoạn văn, bài văn, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung và đề bài tập đọc. Thường thường, đề bài tập đọc chính là nội dung được cô đọng nhất. Sau khi biết được nội dung của bài tập đọc. Muốn tìm từ trung tâm có chứa trong mỗi tiểu đoạn, chứa trong đoạn văn, bài văn, giáo viên phải nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Rồi tùy theo từng đối tượng học sinh, giáo viên sẽ tạo ra một hệ thống câu hỏi phù hợp để dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới. Giáo viên lưu ý những từ ngữ nào góp phần tìm ra ý chính của tiểu đoạn, đoạn, bài  là từ trung tâm.

 Ví dụ: Đoạn văn đầu của Bài “ Đất Cà Mau” (STV5, tập1, trang 89,90)

 “Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng, chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường có dông”. Để hướng dẫn các em học sinh tìm ra ý của đoạn văn:

                Ý: Miêu tả cơn mưa dông ở Cà Mau.

GV yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn.

Hỏi: Những từ ngữ nào miêu tả cơn mưa dông ở Cà Mau?

HS: (mưa) hối hả, rất phũ một hồi rồi tạnh hẳn.

Em hiểu thế nào là (mưa) hối hả, rất phũ?

HS: mưa đến rất nhanh và dữ dội.

GV: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? HS: Cà Mau là đất mưa dông. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Cơn mưa đến rất nhanh, dữ dội và cũng mau tạnh.

GV:   Ý đoạn 1 nói gì? HS: Ý: Miêu tả cơn mưa dông ở Cà Mau.

Sau khi hướng dẫn khai thác một tiểu đoạn, trước khi chuyển ý, GV phải có sơ kết ý đoạn ngắn gọn và có câu chuyển mạch sang đoạn tiếp theo. Như vậy mới gắn kết giữa từ và ý chặt chẽ!

4. Kết quả thực hiện:

Sau khi thực hiện giải pháp này tại lớp mình chủ nhiệm, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt.

-         Lớp  5B ( Năm học 2015- 2016)

-         Sĩ số: 33

 

Đọc sai

Đọc ngắt nghỉ sai

Đọc đúng

Đọc đúng, diễn cảm.

Khảo sát đầu năm

4

7

18

4

Kết quả cuối năm

0

2

10

21

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1


-         Lớp  5A ( Học kì I- Năm học 2015- 2016)

-         Sĩ số: 32

 

Đọc sai

Đọc ngắt nghỉ sai

Đọc đúng

Đọc đúng, diễn cảm.

Khảo sát đầu năm

0

5

8

19

Kết quả cuối HKI

0

0

6

36

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Để tổ chức tốt giờ dạy phân môn tập đọc lớp 5, giáo viên cần phải có “CÁI TÂM, CÁI TẦM”: phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ thực sự, dồn tất cả lương tâm nghề nghiệp, trí tuệ của mình mà nghiên cứu, đầu tư để chất lượng giảng dạy ngày hôm nay cao hơn ngày hôm qua và lớp trẻ hôm nay hơn hẳn lớp trẻ những năm trước;

       Với những nội dung giải pháp trên, đã đem lại hiệu quả rất tích cực trong giờ dạy tập đọc lớp 5 của trường tiểu học.

       Nếu Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy lớp 5 các trường tích cực, chịu khó nghiên cứu, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, chắc chắn chất lượng giờ dạy sẽ dần được khắc phục những tồn tại, nhược điểm lâu nay mà còn nâng cao được chất lượng giảng dạy và giáo dục.

2. Kiến nghị:

Tổ chức hoạt động của Tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn tập đọc lớp 5:

 

 

Nguyễn Hữu Kính                                                                                                        1

nguon VI OLET