GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam

PHẦN I : VÙNG DU LỊCH NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ
PHẦN II : VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ PHẦN III : VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ
BÀI THỨ NHẤT ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DU LỊCH CÁC VÙNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I -ĐỊNH NGHĨA: 1. Tuyến điểm du lịch: a. Điểm du lịch: Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên về tự nhiên, nhân văn,kinh tế-xã hội hay một công trình riêng biệt phục vụ cho du lịch. - Điểm du lịch địa đạo Củ chi - TPHCM - Điểm du lịch núi Sam - thị xã Châu đốc - tỉnh An giang - Điểm du lịch chùa Hương tích - tỉnh Hà tây b. Tuyến du lịch : Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du lịch liên vùng. - Tuyến du lịch TPHCM - Đà lạt - Nha trang - Tuyến du lịchTPHCM - Buôn Ma thuột - Nha trang - Tuyến du lịch TPHCM - Qui nhơn - Đà nẳng - Huế II -CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DU LỊCH : 1. Du lịch dã ngoại: Là loại hình du lịch cắm trại ngoài trời, kết hợp những trò chơi để tạo mối thân mật trong đoàn du lịch, thường là những nhóm người trong cùng một lớp học, đoàn thể, cơ quan và thích hợp cho các đối tượng thanh thiếu niên. - Du lịch Mũi Né - Hòn Rơm (tỉnh Bình thuận) - Du lịch chinh phục đỉnh núi Lang-Bian (tỉnh Lâm đồng) 2. Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch để thưởng thức những tài nguyên thiên nhiên (sông, núi, biển, rừng) thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài. - Du lịch cù lao An bình - tỉnh Vĩnh long - Du lịch biển Vũng tàu - Du lịch rừng quốc gia Bạch Mã - Tỉnh Thừa thiên - Huế 3. Du lịch nghiên cứu : Là loại hình du lịch tổ chức cho cá nhân hay một nhóm nghiên cứu, tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên ( động thực vật học , địa chất ) , các tài nguyên nhân văn ( văn hóa, trang phục của các dân tộc ) - Du lịch nghiên cứu rừng quốc gia Cúc phương - Du lịch nghiên cứu văn hóa Chăm - Du lịch nghiên cứu các dân tộc ở Tây nguyên 4. Du lịch tìm hiểu về lịch sử - văn hóa : Là loại hình du lịch tìm hiểu những tài nguyên nhân văn thích hợp cho mọi đối tượng khách tham quan đến những đình, đền, chùa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các công trình kỷ niệm những danh nhân và sự kiện lịch sử. - Điểm du lịch địa đạo Củ chi ( TPHCM ) - Điểm du lịch đình Bình thủy ( tỉnh Cần thơ ) - Điểm du lịch đền Côn sơn ( tỉnh Hải dương ) - Khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc ( tỉnh Đồng tháp ) 5. Du lịch vui chơi, giải trí : Là loại hình du lịch giúp cho khách tham quan những giây phút được thư giãn về tinh thần sau một thời gian lao động cực nhọc, tăng cường sức khỏe để tiếp tục công việc. - Điểm du lịch tắm bùn và nước khoáng Tháp Bà (tỉnh Khánh hoà). - Điểm du lịch Suối Tiên (TPHCM). III- CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH: 1. Chức năng xã hội : Thông qua hoạt động du lịch, khách tham quan có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu về lịch sử, văn hóa phong phú, lâu đời của các dân tộc 2. Chức năng kinh tế: Hoạt động du lịch là “ngành công nghiệp không khói”, nghành công nghiệp mới đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước thông qua các hình thức kinh doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hóa lưu niệm và thúc đẩy các ngành khác phát triển như: vệ sinh, môi trường, hệ thống giao thông… Hoạt động du lịch còn giải quyết và thu hút một lực lượng lao động đông đảo. 3. Chức năng sinh thái : Hoạt động du lịch góp phần tạo nên và phục hồi môi trường sống ổn định về mặt sinh thái (nhờ hoạt động du lịch các khu chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu long được phục hồi như chợ nổi Cái bè- tỉnh Tiền giang, chợ nổi Cái răng, chợ nổi Phụng hiệp, chợ nổi Phong điền - tỉnh Cần thơ), Tràm chim Tam nông - tỉnh Đồng tháp được gìn giữ đã bảo vệ loài Sếu đầu
nguon VI OLET