MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2

1. Lí do chọn đề tài
Trang 2

2. Mục đích nghiên cứu
Trang 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 4

4. Thời gian nghiên cứu
Trang 4

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trang 5

1. Cơ sở lí luận
Trang 5

2. Thực trạng của vấn đề
Trang 7

3. Các biện pháp tiến hành
Trang 10

Biện pháp 1: Rèn kĩ năng quan sát trực quan
Trang 10

Biện pháp 2: Rèn luyện và phát triển cảm giác tri giác cho trẻ
Trang 14

Biện pháp 3: Củng cố tri thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ
Trang 20

Biện pháp 4: Kích thích hứng thú và phát triển tính ham hiểu biết.
Trang 23

Biện pháp 5: Phát triển tình cảm quan hệ xã hội
Trang 25

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trang 41

PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Trang 44

1. Ý nghĩa của vấn đề
Trang 44

2. Bài học kinh nghiệm
Trang 44

3. Ý kiến đề xuất
Trang 45

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 46






















PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Montessori là phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.
Với phương pháp giáo dục Montessori, trẻ được học theo tốc độ của chính mình. Trẻ không phải gồng mình để theo kịp các bạn hay phải chờ để các bạn bắt nhịp với mình. Chúng ta biết rằng khả năng ở mỗi trẻ là khác nhau và chúng cũng có những sở thích khác nhau, có trẻ giỏi toán, có trẻ học ngôn ngữ rất nhanh hay nhiều ví dụ khác nữa. Nhờ vào sự lặp đi lặp lại của phương pháp Montessori, mỗi đứa trẻ có thể học một kỹ năng nào đó cho đến khi thuần thục nên sẽ không có lỗ hổng kiến thức và việc học phụ đạo lúc này trở nên thừa thãi.
Một trong những mục tiêu của phương pháp Montessori là dạy trẻ biết tập trung. Đây là một trong những kỹ năng đóng vai trò nền tảng cho việc học. Một ngày học theo phương pháp Montessori được thiết kế để không ngắt quãng sự tập trung của trẻ khi phải chuyển sang bài mới, trong khi chưa hoàn thành bài cũ. Trẻ đáp ứng được các cách học khác nhau. Điều này rất quan trọng khi một số trẻ học rất nhanh qua hình ảnh, một số khác phù hợp với âm thanh, có những trẻ học qua chuyển động của cơ thể và cảm nhận, cũng có những em có thể học qua việc kết hợp nhiều loại hình khác nhau. Mục tiêu của phương pháp Montessori là nuôi dưỡng động lực bên trong mỗi đứa trẻ,  tạo điều kiện tối đa để trẻ được khám phá theo những mối quan tâm của bản thân. Sự nuôi dưỡng này được bắt đầu ngay khi trẻ tham gia vào lớp học. Tự do học hỏi và tìm thấy những niềm ham thích của bản thân sẽ hình thành khả năng sẵn sàng tiếp thu, cả những lĩnh vực mà thường không mấy hấp dẫn trẻ khi ở trong môi trường giáo dục truyền thống. Môi trường định sẵn trong lớp học Montessori giúp trẻ tự học cách tư duy theo nhịp độ do Người hướng dẫn (giáo viên) quyết định. Những trẻ nhỏ khi mới đến với Montessori sẽ được chỉ dẫn nhiều hơn nhưng khi trẻ đã tự tin và có nhiều trải nghiệm hơn, trẻ được phép tự quyết định cho mình nhiều hơn.
Thông qua việc học cách chăm sóc bản thân – chăm sóc cơ thể, đồ dùng và môi trường xung quanh. Montessori hiểu rằng trong mỗi đứa trẻ luôn có động lực tích cực để trở nên tự lập. Tính tự lập rất quan trọng bởi nó có liên hệ trực tiếp đến lòng tự trọng, năng lực và tinh thần hợp tác của trẻ. Do vậy mục tiêu của một đứa trẻ độc lập luôn được tính đến khi xây dựng từng yếu tố trong lớp học Montessori. Trẻ có thể tự tiếp cận giáo cụ trong lớp học nên không phải lúc nào chúng cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác để lấy được đồ. Đồ vật, ví dụ như chiếc chổi, được thiết kế vừa vặn cho bé sử dụng và các bé được tự do chọn công việc mình thích. Người hướng dẫn (giáo viên) cũng được huấn luyện để khuyến khích trẻ tự lập qua việc cho phép trẻ tự phục vụ bản thân ngay khi trẻ có thể. Tại lớp học Montessori, trẻ được học về trật tự, điều này mang lại cảm giác an toàn
nguon VI OLET