Nhờ quý thầy cô giải giúp

Bài 1. Một hỗn hợp X gồm H2, anken A và ankan B có V = 15,68 lít (đktc). Cho X vào bình có V= 8 lít có chứa một ít Ni thể tích không đáng kể. Nung bình một thời gian sau đó đưa về 00C thì được hỗn hợp Y và áp suất P2 = 1,54atm. Thêm từ từ dung dịch Br2 vào bình và lắc đều. Khi đã thêm 1lit nước brom thì thấy nước này không còn bị phai màu nữa. Ta được hỗn hợp khí Z và áp suất khí ấy P3=1,6atm. Khối lượng dung dịch nước brom tăng lên 2,1g.

a)      Tính % anken bị hidro hoá.

b)     Xác định CTPT của A và nồng độ mol/l của dung dịch nước brom.

c)      Biết rằng B chiếm 50% thể tích của Z, Tính thành phần % thể tích của hỗn hợp X.

d)     Xác định CTPT của ankan B.

HD

Theo đề ta có số mol của X là 0,7 mol; Số mol của Y là 0,55 mol và số mol của Z là:

mol.

(Thể tích ban đầu là 8 lít nhưng cho vào 1 lít chất lỏng nên còn lại 7 lít)

a)      Tính % anken bị hidro hoá.

Số anken bị hidro hóa bằng số mol hỗn hợp X – số mol hỗn hợp Y = 0,7 – 0,55 = 0,15 mol.

Vậy số mol của H2 trong Z = 0,5 – 0,15 – 0,25 = 0,1 mol.

Vậy số mol H2 ban đầu trong X là: 0,15 + 0,1 = 0,25 mol.

Số mol của A (ban đầu) = số mol của X – số mol B – số mol H2 = 0,7 – 0,25 – 0,25 = 0,2 mol.

Vậy % anken bị hidro hóa là: .

b)     Xác định CTPT của A và nồng độ mol/l của dung dịch nước brom.

Từ đó ta có số mol của A phản ứng với brom: 0,55 – 0,5 = 0,05 mol

Vậy nồng độ của nước brom là: 0,05M.

Công thức PT của A bạn đã tính giúp mình rồi: M = 42 là C3H6, cái này mình quên (xin lỗi)

 

c)      Biết rằng B chiếm 50% thể tích của Z, Tính thành phần % thể tích của hỗn hợp X.

B chiếm 50% của Z nên số mol của B là: 0,5:2 = 0,25 mol.

Vậy : số mol của A là: 0,2 mol, của B là 0,25 mol và của H2 là 0,25 mol.

Vậy % của A, B, H2 lần lượt là 28,58%; 35,71%;35,71%

d)     Xác định CTPT của ankan B.

Còn câu d thì mình nghĩ là muốn giả được phải có thêm 1 khối lượng liên quan mới giải được, bạn xem lại đề thử có bị thiếu gì không nha.

 

nguon VI OLET